Thứ Ba, 05/12/2017 | 19:14

Mang nặng đẻ đau 9 tháng thực sự là một trải nghiệm vô cùng vất vả. Trong khoảng thời gian nhạy cảm này, bất cứ một sơ sót nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Chỉ khi chứng kiến đứa trẻ bình an ra đời, mẹ mới có thể thở phào an lòng nhẹ nhõm.

▼ Sợi dây rốn là mối gắn kết yêu thương và chia sẻ sự sống của hai mẹ con.

Bác sỹ hét lên ‘Bố cháu nhanh lên! Chụp ảnh đi, con trai anh là một phép màu!’

Nếu dây rốn hoạt động tốt, bào thai sẽ nhận đủ dưỡng chất để phát triển cho đến cuối quý III của thai kỳ và trong suốt quá trình chuyển dạ.

Ngoài chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng, dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh nếu người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Bởi vì, kháng sinh sẽ ngấm vào mạch máu của mẹ. Dây rốn vận chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai. Đồng thời, dây rốn còn nhận những chất đào thải từ bào thai ra nhau thai. Đó là lý do các mạch máu bên trong bào thai luôn giàu oxy, dinh dưỡng và sạch khuẩn.

Bác sỹ hét lên ‘Bố cháu nhanh lên! Chụp ảnh đi, con trai anh là một phép màu!’

Tuy nhiên cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ dây rốn có thể dẫn đến các nguy hiểm khác nhau cho các bé. Nếu em bé di chuyển quá mạnh mẽ có thể đẫn đến hiện tượng sa dây rốn hoặc xoắn dây rốn. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm bác sỹ Collins, tại Mỹ, khoảng 6% các ca sinh gặp vấn đề về xoắn dây rốn và tỷ lệ thai nhi tử vong trong các ca này là 20%. Những sản phụ có tiền sử liên quan đến các bất thường dây rốn trong các thai kỳ trước có nguy cơ cao gấp 10 lần trong những thai kỳ sau. Do đó, họ cần phải được theo dõi cẩn thận hơn.

▼ Vừa qua tại một bệnh viện phụ sản ở California, bác sỹ cùng các nhân viên ở đây đã được chứng kiến một phép lạ.

Bác sỹ hét lên ‘Bố cháu nhanh lên! Chụp ảnh đi, con trai anh là một phép màu!’

Một bà mẹ sau nhiều tiếng đồng hồ vất vả cuối cùng cũng đã sinh ra được một em bé kháu khỉnh, người cha cầm máy ảnh đứng gần đó rất cảm động. Nhưng khi nhìn thấy cuống rốn của cậu bé, ông cảm thấy rất bất ngờ vì có một nút thắt hoàn hảo trên dây rốn. May mắn thay là nút thắt này vẫn giữ được một độ nới lỏng nhất định để có thể cung cấp được chất dinh dưỡng và không khí cho cậu bé nếu không tình hình sẽ trở nên rất nguy hiểm. Bác sỹ đã rất vui vẻ gọi bố cậu bé lại và nói: “Đó là một điều kỳ diệu”.

Bác sỹ hét lên ‘Bố cháu nhanh lên! Chụp ảnh đi, con trai anh là một phép màu!’

Ở giai đoạn giữa thai kỳ, khi thai nhi chưa phát triển quá to, lúc này dây rốn và bào thai nổi bồng bềnh trong bụng mẹ, do đó việc dây rốn bị xoắn lại rồi tự tháo ra là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần theo dõi sát để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Mộc Lan (TH)

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook