Thứ Sáu, 19/01/2024 | 16:59

Muốn tăng cường sức khỏe đường ruột của trẻ nói riêng hay tăng sức khỏe toàn thân nói chung, những cách thức sau có thể giúp cải thiện sức khỏe.

Mỗi lát táo, miếng gà, thìa bơ đậu phộng mà trẻ ăn sẽ được hệ tiêu hóa chuyển hóa thành chất dinh dưỡng  quan trọng mà cơ thể cần để có thể hấp thụ. Đường tiêu hóa (GI) khỏe mạnh là điều cần thiết để giúp trẻ mau lớn. Có thể sử dụng chế độ ăn kiêng TLC cho trẻ. Nếu chúng đang lo lắng về táo bón, tiêu chảy, đau bụng hay chỉ muốn tăng cường sức khỏe tiêu hóa của trẻ nói riêng hay  tăng sức khỏe nói chung , những cách thức sau có thể giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ:

1. Tạo môi trường tốt cho vi khuẩn đường ruột

Ruột con người là nơi sinh sống của hơn 100 nghìn tỷ vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn. Chúng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng, giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường khả năng miễn dịch,thậm chí có thể bảo vệ cơ thể, chống béo phì, tiểu đường loại 2,bệnh ruột kích thích. Chất xơ trong ngũ cốc, trái cây và rau quả giúp giữ cho vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, đặc biệt là các loại chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt (như bánh mì nguyên hạt,gạo lứt), chuối,quả mọng. Ăn nhiều chất xơ từ thực phẩm (trẻ em cần tới khoảng 25 gram chất xơ mỗi ngày) có thể giúp giảm tỷ lệ táo bón, một vấn đề phổ biến ở trẻ em. Các loại chất xơ này là môi trường cung cấp thức ăn tốt cho vi khuẩn đường ruột.

2. Sử dụng sản phẩm chứa nhiều lợi khuẩn

Thực phẩm lên men có chứa vi khuẩn sống, hoạt động mạnh như sữa chua, kefir và phô mai già có thể bổ sung thêm nhiều vi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa của trẻ. Các loại thực phẩm lên men không làm từ sữa như kim chi, dưa cải bắp,sữa chua không làm từ sữa cũng có những tác dụng trên.

Nếu không dung nạp lactose, trẻ vẫn có thể thưởng thức sữa chua giàu canxi mà không thấy khó chịu. Vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ phá vỡ một số đường lactose, một loại đường sữa mà cơ thể trẻ không thể tự tiêu hóa hoàn toàn. Để chẩn đoán các trường hợp không dung nạp lactose trẻ được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chỉ định làm xét nghiệm test thở hydro ( máyLactoFAN2), methane.

3. Cắt giảm thực phẩm đã qua chế biến và làm ngọt nhân tạo

Chế độ ăn nhiều khoai tây chiên, thức ăn nhanh, bánh quy đóng gói, thịt chế biến sẵn có thể góp phần gây táo bón và ngăn chặn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển. Nghiên cứu cho thấy đồ uống dành cho người ăn kiêng,chất làm ngọt nhân tạo cũng có thể gây rối loạn cho vi khuẩn có lợi.

4. Nói “Không” với những loại kháng sinh không cần thiết

Thuốc kháng sinh có thể điều trị tình trạng nhiễm trùng hiện tại và chữa khỏi bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, nhưng đồng thời chúng cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Chỉ sử dụng những loại thuốc này khi được chỉ định, không dùng cho các bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh, cúm và bệnh nhiễm trùng tai, xoang.

5. Biết khi nào cần đến gặp bác sĩ

Hãy hẹn gặp bác sĩ nhi khoa nếu trẻ bị táo bón trong nhiều ngày hoặc có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tiêu hóa đang diễn ra khiến cha mẹ lo lắng, chẳng hạn như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc đầy hơi. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi khoa hay chuyên gia về bệnh tiêu hóa có thể được giới thiệu để chẩn đoán và điều trị các vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa cho trẻ em và thanh thiếu niên.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

9 lợi ích khoa học của chế độ ăn Địa Trung Hải

Tại sao chất xơ lại quan trọng với sức khỏe đường ruột?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến 5 tuổi

5 loại thực phẩm giúp cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Yhocvn.net (Lược dịch theo stanfordchildrens)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook