Các triệu chứng phổ biến của dư axit dạ dày
Axit dạ dày hay còn gọi là dịch vị rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Tế bào Parietal, tế bào lót dạ dày, sản xuất axit clohydric. Chất acid mạnh này giúp phân hủy thực phẩm thành các thành phần cơ bản nhất cần thiết để duy trì sự sống.
Đôi khi, thay đổi trong các tế bào sản xuất axit trong hệ tiêu hóa khiến nó bơm ra quá nhiều axit, có thể dẫn đến các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ chua.
Bài viết này sẽ khái quát về các tình trạng phổ biến nhất có liên quan đến việc sản xuất quá mức axit trong dạ dày, các dấu hiệu và triệu chứng của nó cũng như các cách để giảm thiểu các triệu chứng đó.
Các dấu hiệu, triệu chứng của dư thừa axit dạ dày
Quá nhiều axit trong dạ dày có thể lấn át các prostaglandin (hóa chất giống như hormone ảnh hưởng đến đau và viêm) trong dạ dày, tá tràng. Những hormon này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhưng nếu chúng bị quá tải, nó có thể gây ra loét cũng như một loạt các triệu chứng khác bao gồm:
• Ợ nóng
• Ợ chua
• Hôi miệng
• Ho hoặc nấc cụt tái phát
• Giọng nói khàn
• Chướng bụng
• Buồn nôn
• Tiêu chảy
Nguyên nhân là gì?
Axit dạ dày là một trong những công cụ mà hệ tiêu hóa sử dụng để biến đổi nguyên liệu thô của thực phẩm thành chất dinh dưỡng dễ hấp thu và tạo năng lượng cần thiết để duy trì sự sống cho chúng ta, nhưng có một số nguyên nhân có thể khiến cơ thể chúng ta sản xuất quá nhiều dịch vị. Bao gồm:
• Hội chứng Zollinger-Ellison (ZES) .
Nội tiết thần kinh tiết hormone khối u được gọi là u dạ dày Đôi khi xuất hiện ở những người có tình trạng di truyền hiếm gặp như u nội tiết loại 1 (MEN1). Những khối u này tạo ra gastrin, một loại hormone kích thích sản xuất axit. Sự kết hợp của quá nhiều axit dạ dày (do nồng độ gastrin cao) và gây các vết loét trong dạ dày hoặc tá tràng là đặc điểm của bệnh hiếm gặp gọi là ZES.
• Vi khuẩn Helicobacter pylori.
H. pylori là một loại vi khuẩn gây hại cho niêm mạc dạ dày và tá tràng. Bị nhiễm vi khuẩn H. pylori cấp tính đang hoạt động trong dạ dày có thể dẫn đến tăng axit dạ dày, trong khi nhiễm trùng mạn tính đã được chứng minh là làm giảm tiết axit dạ dày.
• Căng thẳng (stress).
Căng thẳng đã được chứng minh là có thể ức chế quá trình làm rỗng axit trong dạ dày. Căng thẳng mạn tính cũng có thể làm cạn kiệt các prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit, làm tăng nguy cơ phát triển vết loét.
• Vết loét
Loét thường gặp ở những người căng thẳng, dùng nhiều thuốc nhóm NSAIDS hoặc bị nhiễm H. pylori – tất cả đều là những yếu tố độc lập làm tăng sản xuất axit.
• Do Thuốc
Các loại thuốc như thuốc chẹn H2 như Pepcid (famotidine) và thuốc ức chế bơm proton (PPI) làm giảm sản xuất axit trong dạ dày. Nếu bạn dùng một trong những loại thuốc này thường xuyên, bạn có thể gặp phải tình trạng tăng sản xuất axit dạ dày trở lại nếu bạn ngừng đột ngột.
Các biến chứng của axit dạ dày dư thừa
Lượng axit dạ dày quá mức gây ra ba tình trạng sau:
• Loét dạ dày: Các vết loét do axit ăn mòn niêm mạc dạ dày.
• Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự chào ngược của axit dạ dày vào thực quản.
• Chảy máu đường tiêu hóa: Axit dư vào đường tiêu hóa có thể gây lở loét và chảy máu, đặc biệt là ở các cơ quan liên quan đến tiêu hóa như ruột non và tuyến tụy.
Xử lý dư thừa axit dạ dày như thế nào?
Có một số loại thuốc có thể dùng để giảm bài tiết axit trong dạ dày, giúp giảm bớt các triệu chứng ợ chua.
• Thuốc chẹn histamine 2 (thuốc chẹn H2):
Những loại thuốc này ngăn chặn các thụ thể histamine sản xuất axit dịch vị dọc theo lớp niêm mạc của dạ dày. Chúng ức chế nhanh chóng, thường trong 15 đến 30 phút và tác dụng có thể kéo dài trong khoảng 12 giờ. Ví dụ như Axid AR (nizatidine), Pepcid Complete hoặc Pepcid AC (famotidine) , Tagamet (cimetidine) và Zantac (ranitidine) .
• Thuốc ức chế bơm proton (PPI):
Đây là một nhóm thuốc giảm axit mạnh khác, ngoại trừ tác dụng của chúng kéo dài hơn thuốc ức chế H2, tạo ra sự giảm đau kéo dài tới 24 giờ. Hiệu quả sẽ tăng lên khi chúng được dùng trong vài ngày liên tiếp. Một số PPI thường được bán là:
• Dexilant (dexlansoprazole)
• Nexium (esomeprazole)
• Prevacid (lansoprazole)
• Prilosec (omeprazole)
• Protonix (pantoprazole)
• AcipHex (rabeprazole)
Các biện pháp phòng ngừa
Có thể ngăn chặn lượng axit dạ dày đối với một số bệnh lý dễ dàng hơn so với những bệnh khác. Ví dụ, nếu nguyên nhân gây ra quá nhiều axit trong dạ dày là do nhiễm vi khuẩn H. pylori, thì thuốc kháng sinh có thể diệt vi khuẩn làm giảm các triệu chứng.
Nếu bạn bị ZES, có thể khó kiểm soát việc sản xuất axit trong dạ dày hơn. Bác sĩ có thể khuyên nên phẫu thuật cắt bỏ khối u, tiến hành hóa trị hoặc có thể sử dụng PPI để chặn hoạt động của các tế bào tiết axit.
Khi nào cần khám bác sĩ
Nếu có các triệu chứng dai dẳng ngày càng trở nên khó chịu hơn hoặc không biến mất khi điều trị, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Axit dạ dày là một phần tự nhiên của hệ tiêu hóa, giúp cơ thể phân hủy thức ăn thành các thành phần cơ bản nhất mà các cơ quan có thể sử dụng, nhưng khi nó được sản xuất với số lượng cao, nó có thể gây ra loét, ợ chua và một loạt các triệu chứng liên quan.
Kết luận
Axit dạ dày chỉ trở thành vấn đề khi nó được sản xuất quá nhiều hoặc khi axit trào ngược vào thực quản.
Hầu hết mọi người không mắc các chứng rối loạn hiếm gặp khiến lượng axit dạ dày được sản xuất trong cơ thể tăng cao một cách nguy hiểm.
Thông thường, một số thực phẩm ăn hàng ngày, thói quen sinh hoạt, lối sống là nguyên nhân gây ra các triệu chứng ợ chua. Tình trạng này có thể thuyên giảm khi kết hợp thuốc không kê đơn, thay đổi lối sống sinh hoạt.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Nguyên nhân nào gây trào ngược axit vào ban đêm
+ Uống nước có giúp giảm axit trào ngược không?
+ Dạ dày: Những điều cực kỳ thú vị
+ Nguyên nhân hình thành Polyp dạ dày, các yếu tố nguy cơ
+ Chế độ ăn kiêng cho người trào ngược dạ dày thực quản GERD
Chưa có bình luận.