Cà gai leo hay còn gọi là gai dây có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae, một loại cây được trồng nhiều ở Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia… Trong đông y cà gai leo là cây thuốc nam có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ, đặc biệt là hệ tiêu hoá.
Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ, thân leo có chiều dài từ 60 – 100 cm. Lá có màu xanh và mọc so le, mặt dưới lá có lông mềm màu trắng, mặt trên có gai. Cây thường ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Quả cà gai leo thuộc loại mọng, bóng màu đỏ, hình cầu có đường kính từ 7 – 9 mm. Hạt màu vàng nhạt hình đĩa, kích thước 3 x 2 mm. Trong đông y cà gai leo là cây thuốc nam có vị the nhẹ, tính ẩm có công dụng giải độc gan. Trong y học hiện đại, một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh cà gai leo chứa các hoạt chất có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng gan.
Phương pháp sử dụng cà gai leo, những tác dụng đối với hệ hô hấp
Phương pháp sử dụng cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh được thực hiện theo 2 bước. Thứ nhất sau khi thu hái cần rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước rồi thái lát, tiếp theo là phơi khô để làm thuốc. Cà gai leo khô có thể sắc lấy nước uống hoặc nấu thành cao dạng nước, khô, mềm mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ như điều trị ho gà, hen suyễn, cảm cúm…
Cà gai leo chứa alkaloid, flavonoid giúp kháng khuẩn, chống viêm
Cà gai leo là loại dược liệu tự nhiên được sử dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là trong điều trị bệnh ho gà nhờ alkaloid, tinh bột, flavonoid có công dụng kháng khuẩn, chống viêm.
Giúp ổn định tế bào mast điều trị hen phế quản
Nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất của cà gai leo giúp ổn định tế bào mast – tế bào có vai trò quan trọng trong sản xuất các hóa chất trung gian gây co thắt đường thở trong bệnh hen phế quản. Trên thực tế, trong dân gian có rất nhiều loại thảo dược chữa các bệnh ho, hen suyễn, dị ứng. Tuy nhiên so với những loại cây khác, cà dây leo mang lại hiệu quả cao hơn trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như hen phế quản.
Hoạt chất alkaloid có tác dụng kháng khuẩn điều trị cảm cúm
Cà dây leo giúp điều trị cảm cúm, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể dựa vào hai hoạt chất chính flavonoid & alkaloid và khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Hoạt chất alkaloid có trong cà gai leo có công dụng kháng khuẩn điều trị cảm cúm & mang lại những hiệu quả thiết thực giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên quá trình điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo việc áp dụng phù hợp mang lại những kết quả tốt nhất.
Tác dụng của cà gai leo đối với hệ tiêu hoá

Hoạt chất glycoalcaloid làm chậm sự tiến triển của xơ gan
Cà gai leo có công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan B, nhờ có hoạt chất glycoalcaloid giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện các triệu chứng bệnh.
Theo thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B, sau khi sử dụng cà gai leo 2 tháng các triệu chứng bệnh như chán ăn, vàng da, mệt mỏi và men gan được cải thiện đáng kể. Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, nồng độ vi rút trong máu của bệnh nhân giảm xuống rõ rệt. Điều này cho thấy cà gai leo giúp tăng khả năng miễn dịch hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, làm chậm sự tiến triển xơ gan.
Cà gai leo giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan và giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm nhờ hoạt chất glycoalcaloid. Điều này đã được chứng minh qua hai công trình nghiên cứu khoa học vào năm 1978 – 2000 của Viện dược liệu Trung ương “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo” Hoạt chất glycoalcaloid có trong cà gai leo giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan.
Giúp giải độc gan, hạ men gan
Cà gai leo có khả năng hạn chế huỷ hoại tế bào gan và hạ men gan do chứa những hoạt chất có tác dụng tăng cường chức năng gan. Điều này được thể hiện rõ rệt trong việc bảo vệ gan khi nhiễm độc trinitrotoluen giúp hạn chế việc tăng trọng lượng gan và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan.
Chống oxy hoá, ức chế sự phát triển ung thư
Dịch chiết toàn phần thu được từ cây cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa và giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về Cà gai leo cho thấy dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa tương ứng là 47,5% và 38,1%. Ngoài ra, dịch chiết cà gai leo cũng đã được chứng minh có tác dụng ức chế được một số tế bào ung thư do vi rút như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF)… ức chế gen gây ung thư do vi rút.
Các chuyên gia khuyến cáo cà gai leo được đánh giá là vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích và tương đối an toàn. Tuy nhiên tránh sử dụng cà gai leo trong một thời gian dài với liều lượng cao vì có thể gây ngộ độc. Lưu ý những người áp dụng cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn của các lương y, bác sĩ y học cổ truyền để đảm bảo mang lại những hiệu quả tốt nhất cho sức khoẻ.
Đối với người bình thường, sử dụng cà gai leo với liều lượng thích hợp từ 20 – 30g/ngày có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, bảo vệ chức năng gan. Tuy nhiên để sử dụng cà gai leo trong hỗ trợ điều trị bệnh cần liều lượng cao hơn nhưng không quá 100g/ngày.
Cà gai leo chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị không thể thay thế hoàn toàn phác đồ điều trị chuyên sâu vì vậy người bệnh có thể kết hợp với nhiều loại thuốc khác nhau theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. Lưu ý phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh thận, người đang điều trị huyết áp, tim mạch, lao, ung thư…không áp dụng điều trị bằng cà gai leo bởi loại cây này chứa nhiều hoạt chất khác nhau có thể dẫn đến tình trạng kỵ thuốc hoặc giảm các tác dụng của thuốc.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Đồ uống có lợi cho người bị viêm gan
Biện pháp phòng ngừa men gan cao hiệu quả
Những công dụng ít biết đến của cây huyết đằng
Người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nên uống loại đồ uống nào
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.