Y học ngày càng phát triển tuy nhiên các loại virus cũng liên tục tiến hoá gây khó khăn trong công tác điều trị, thách thức các nhà khoa học. Mới đây các nhà nghiên cứu của Nhật Bản đã phát hiện virus sởi (MeV) có thể tiến hóa gây ra bệnh viêm màng não thể xơ cứng bán cấp (SSPE), một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp vì vậy việc tiêm phòng sởi cần được tiêm đúng thời điểm, đủ số lần tiêm để bảo vệ cơ thể tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Viêm màng não là hiện tượng viêm của màng xung quanh não và tủy sống dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, cứng gáy, sợ sáng, tăng số lượng bạch cầu trong dịch não tủy….Viêm màng não do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, viêm màng não có thể được chữa khỏi sau vài tuần tuy nhiên cũng có thể đe dọa đến tính mạng. Đối với nguyên nhân gây viêm màng não SSPEdo virus sởi đột biến phương pháp phòng ngừa tốt nhất là tiêm sởi cho trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, tiêm chủng đúng thời gian quy định.

Ở dạng bình thường, virus sởi không thể lây nhiễm vào hệ thần kinh. Tuy nhiên các nhà khoa học phát hiện virus tồn tại trong cơ thể có khả năng phát triển đột biến ở một protein chịu trách nhiệm bám vào tế bào, các protein này tương tác và nhiễm vào não. Thông thường virus sởi chỉ lây nhiễm các tế bào biểu mô và miễn dịch, gây sốt, phát ban. Tuy nhiên để gây ra bệnh viêm màng não, virus phải tồn tại ở dạng đột biến sau đó lan sang các tế bào thần kinh. Các loại virus RNA như bệnh sởi đang biến đổi và tiến hóa với tốc độ cao, cơ chế tiến hóa của nó vẫn đang là bí ẩn mà các nhà khoa học chưa tìm ra lời giải.
Các nhà khoa học nhận định quần thể virus RNA phát triển nhanh dưới áp lực chọn lọc tự nhiên do tỷ lệ lỗi sao chép cao. Khả năng tiến hóa của virus gây khó khăn trong việc kiểm soát lây nhiễm, điều này tạo ra hiện tượng kháng thuốc tránh miễn dịch mở rộng phạm vi và vật chủ. Trước đó các nghiên cứu của hội đồng giáo sư đã chỉ ra một số đột biến nhất định cho phép virus kết nối với các khớp thần kinh, lây nhiễm vào não. Tương tự, kết quả trong nghiên cứu mới nhất đã phân tích bộ gene virus sởi từ các bệnh nhân SSPE và phát hiện nhiều đột biến khác nhau tích lũy trong protein. Qua đó các nhà khoa học đã áp dụng triển khai các giải pháp tiên tiến điều trị SSPE, làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa phổ biến của virus nói chung như nCoV, herpes…
Được biết nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances do giáo sư Yuta Shirogane khoa Khoa học Y tế của Đại học Kyushu đứng đầu. Nghiên cứu một lần nữa khẳng định những lợi ích thiết thực, bảo vệ sức khỏe của việc tiêm chủng đối với bệnh sởi nói riêng, các căn bệnh khác nói chung.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Hướng dẫn phục hồi chức năng cho trẻ bị di chứng viêm não theo BYT
Điểm danh những căn bệnh truyền nhiễm khi giao mùa
Những biểu hiện của bệnh quai bị?
Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.