Thứ Tư, 19/03/2025 | 08:46

Theo báo cáo thống kê của Bộ Y Tế, bệnh sởi đang vào chu kỳ dịch 5 năm/lần. Thống kê từ đầu năm 2025 đến thời điểm hiện tại cả nước ghi nhận khoảng 40.000 ca nghi sởi, 5 ca tử vong liên quan đến sởi. Các chuyên gia đánh giá tốc độ lây lan nhanh do tình trạng “anti vaccine”- không tiêm vaccine khiến dịch bùng phát trên khắp các tỉnh thành trên cả nước vì vậy giải pháp phòng ngừa dịch sởi lây lan bệnh trong cộng đồng là việc làm đặc biệt quan trọng. 

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng… Các biểu hiện đặc trưng của bệnh sởi gồm sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban. Trẻ mắc bệnh sởi đa phần tự khỏi tuy nhiên đối với nhóm suy giảm miễn dịch, ung thư, mắc bệnh mạn tính, tim bẩm sinh… nguy cơ diễn tiến nặng và có thể tử vong. Các chuyên gia cho biết những trẻ đã mắc bệnh sởi thường giảm miễn dịch lâu dài tuy nhiên đa phần suy dinh dưỡng, còi cọc và mắc các bệnh khác sau đó vì vậy cha mẹ cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng, chăm sóc các con cả khi mắc bệnh và khi đã khỏi bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân tích sự gia tăng số bệnh nhân mắc bệnh sởi do tỷ lệ tiêm chủng không đạt mức độ bao phủ cần thiết là 95%. Điều này sẽ không ngăn được các đợt dịch bùng phát, tử vong và loại trừ bệnh sởi. Không chỉ vậy tốc độ tiêm vaccine sởi chậm hơn tốc độ lây lan dịch cũng là nguy cơ dẫn tới miễn dịch cộng đồng thấp là nguyên nhân khiến dịch bùng phát rất nhanh trong quý 1/2025.

Ngoài nguyên nhân trên  tình trạng ‘anti vaccine’ cho rằng “tiêm vaccine hay không tiêm đều như nhau” hoặc nghi ngờ về sự an toàn của vaccine, lo ngại những tác dụng phụ của vaccine nên không đưa trẻ đi tiêm, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận tiêm chủng còn khó khăn, tỷ lệ sản phụ tại các vùng cao gia tăng…cũng là một trong những nguyên nhân khiến dịch bùng phát.

Đến thời điểm hiện tại Việt Nam đang vào chu kỳ dịch sởi 5 năm một lần. Hai đợt dịch sởi trước đó vào năm 2014  và 2019 đã cướp đi sinh mạng của 110 con trẻ vì vậy việc tiêm vaccine là yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo sức khoẻ, phòng dịch bệnh lây lan. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ được sinh ra, điều này lý giải tỷ lệ tiêm vaccine sởi chỉ đạt 90-95%, do đó 5-10% trẻ còn lại (gần một triệu trẻ) không được tiêm chủng sau 4-5 năm có nguy cơ mắc bệnh và là nguồn lây lan cho nhóm chưa đến tuổi tiêm chủng, chưa có miễn dịch với bệnh.

Nhóm thực phẩm cần bổ sung khi mắc bệnh sởi

Khi trẻ mắc sởi, trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung nhóm thực phẩm chứa kẽm như tôm đồng, hàu, gan lợn, sò, lươn, thịt bò, đậu nành, hạt hạnh nhân, hạt điều, lạc hay đậu xanh mầm do nhóm thực phẩm này dễ hấp thụ.

Nhóm các loại rau xanh, các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chuối, xoài, dưa leo… các loại rau bồm rau đay, mồng tơi, rau húng, rau dền, rau muống …

Nhóm thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh sởi

Các loại rau kích thích như quế, hành tây, tỏi…Thực phẩm nhiều chất béo như đồ chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản là nhóm thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh sởi. Nhóm thực phẩm đóng hộp, đồ nướng, xông khói, nước ngọt, các loại gia vị gây nóng …cũng cần tránh trong giai đoạn trẻ bị sởi.

Tỷ lệ mắc sởi tăng cao trong quý 1/2025 do tính chất bệnh và khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng qua đường hô hấp vì vậy 90% người chưa có miễn dịch sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Qua đó các chuyên gia khuyến cáo cần đảm bảo tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia. Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng sởi để bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời. Song song với việc tiêm phòng, phụ huynh cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh khác như cách ly trẻ mắc sởi để tránh lây lan, vệ sinh môi trường sống và rửa tay thường xuyên. Lưu ý tránh những món ăn khó tiêu như đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, kém vệ sinh…có thể gây viêm ruột, làm cơ thể suy dinh dưỡng mất nước…

Được biết, bệnh sởi ở trẻ em vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu vì vậy phương pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em hiện có đều mang tính chất hỗ trợ, ngăn ngừa bệnh trở nặng, gây biến chứng vì vậy các bậc phụ huynh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, kết hợp thuốc hoặc mua thuốc cho trẻ khi không có sự đồng ý của bác sĩ.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Dấu hiệu, điều trị và phòng bệnh bệnh ho gà

Nguyên nhân bệnh sốt phát ban, các triệu chứng

Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Các loại trái cây giàu vitamin C rất tốt cho người bị cúm

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook