Mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh…là những hiện tượng tự nhiên có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào, thế kỷ nào trong đời sống con người. Đại dịch covid 19 kết thúc để lại nhiều bài học sâu sắc về công tác phòng ngừa dịch bệnh. Đầu tháng 4/2025 Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) tiếp tục đưa ra thông cáo nhanh về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga gây sốt và ho ra máu để người dân cập nhật tình hình, chủ động phòng tránh nếu dịch bệnh xuất hiện tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 31/3/2025, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về việc ghi nhận các trường hợp mắc bệnh không rõ nguyên nhân trên người tại Liên bang Nga. Tương tự, Chính phủ Nga cũng đã lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu. Sau khi kiểm chứng thông tin, Cục Phòng bệnh cho biết căn cứ vào hệ thống giám sát dựa vào sự kiện ghi nhận thông tin từ các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về những trường hợp mắc bệnh không rõ nguyên nhân trên người tại Liên bang Nga.

Các triệu chứng ban đầu xuất hiện trên bệnh nhân gồm mệt mỏi, đau người, suy nhược cơ thể giống như các bệnh lý theo mùa thông thường khác. Tuy nhiên, sau 3 đến 4 ngày xuất hiện triệu chứng sốt cao (39 độ C), ho dữ dội đến mức chảy nước mắt, trong đờm có lẫn máu, sức khoẻ người bệnh sa sút nhanh, mệt mỏi thậm chí phải nằm liệt giường. Kết quả sau khi thăm khám, làm xét nghiệm, nhiều bệnh nhân có xét nghiệm âm tính với COVID-19 và cúm.
Tại Việt Nam, do chưa xác định được tác nhân gây bệnh mới trên bệnh nhân nên Cục phòng bệnh đã liên hệ với Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam để xác minh, làm rõ thông tin. Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Tổ chức Y tế Thế giới tại khu vực châu Âu cho biết một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn mycoplasma.
Vi khuẩn mycoplasma gây nhiễm trùng đường hô hấp làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp (gồm cả họng, khí quản và phối); bệnh lây truyền từ người sang người qua các giọt dịch tiết nhỏ chứa vi khuẩn do ho, hắt hơi. Bệnh có thể được điều trị bằng kháng sinh vì vậy người dân không nên quá lo lắng. Cục Phòng bệnh cũng cho biết, trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, Cục Phòng bệnh đã chủ động theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình các ca bệnh cũng như các biện pháp phòng chống tại Liên bang Nga.
Được biết Cục Phòng bệnh hiện đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, đầu mối thực hiện IHR của Liên bang Nga để cập nhật thông tin và chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ chính xác đến người dân, không để xảy ra hoang mang, lo lắng tuy nhiên cũng không nên chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn giao mùa tại miền Bắc tạo điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan. Đến thời điềm hiện tại, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn duy trì liên hệ với cơ quan y tế tại Liên bang Nga để làm rõ và cập nhật các thông tin mới đến người dân trên toàn thế giới.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Tư thế nằm sấp có ích thế nào cho bệnh nhân Covid-19
Các bước theo dõi, chăm sóc bệnh nhân covid-19 F0 cách ly tại nhà
Nga phát triển nhiệt kế sticker dán đo nhiệt độ từ xa
Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất
Cúm B nên ăn gì giúp nhanh chóng hồi phục
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.