Thứ Sáu, 30/06/2017 | 11:26

14h ngày 4/7, các chuyên gia y tế và bảo hiểm sẽ tư vấn những giải pháp giảm gánh nặng viện phí cho gia đình bệnh nhân.

*Độc giả gửi câu hỏi tại đây*

Ung thư, tim mạch, tiểu đường và phổi mạn tính là 4 bệnh hiểm nghèo gây ra 76% tỷ lệ tử vong ở Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai từng gặp không ít bệnh nhân buông bỏ cơ hội sống khi công tác tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM. Có trường hợp, bố và con gái cùng mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng người vợ chạy vạy chỉ đủ tiền cứu chồng. Hoàn cảnh thương tâm, song không phải ai cũng có thể trợ giúp gia đình vài trăm triệu đồng.

Viện phí là nỗi ám ảnh của phần đông bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Nhiều người bỏ dở phác đồ điều trị, buông xuôi số phận cho tử thần, vì mặc cảm gánh nặng tài chính cho gia đình. Gia sản có thể khánh kiệt, nợ nần chồng chất, nếu chi phí chữa bệnh lên đến hàng tỷ đồng.

Theo bác sĩ Mai, gia đình có người thân không may mắc bệnh hiểm nghèo thường chịu gánh nặng chi phí khá lớn. Ung thư đại tràng cần thời gian điều trị lâu dài và tốn kém, có thể lên tới 860 triệu đồng. Nữ giới ung thư vú có thể mất đến 730 triệu đồng cho phẫu thuật, hóa và xạ trị.

Tọa đàm 'Giảm gánh nặng tài chính gia đình trước bệnh hiểm nghèo'

Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai có nhiều năm công tác tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM, hơn 20 năm thẩm định pháp lý hồ sơ yêu cầu chi trả bảo hiểm.

Hiện Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp thứ 78 trên 172 quốc gia có tỷ lệ mắc và chết do ung thư cao nhất thế giới. Tỷ lệ tử vong ước tính 110 người mỗi 100.000 dân. Phổ biến nhất là ung thư phổi với nam giới và ung thư vú ở nữ giới, sau đó là ung thư dạ dày, đại trực tràng, tuyến giáp. Dự báo năm 2020, các con số này có thể tăng gấp đôi so với năm 2010.

Theo chuyên gia, trên 80% nguyên nhân gây ung thư và bệnh hiểm nghèo do môi trường bên ngoài. Y khoa phát triển, người dân hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, tài chính là vấn đề ngăn cản các thành viên trong gia đình thăm khám phát hiện sớm, điều trị và và sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao.

Những năm gần đây, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế dần tăng cao. Tính đến tháng 5/2016, tỷ lệ mua chiếm 77% dân số. Tuy nhiên, từ 1/1/2015, một số thuốc ung thư (giá vài triệu đồng mỗi viên, liều điều trị nhiều viên mỗi ngày) bị hạ mức thanh toán từ 100% xuống 30-50%. Đến ngày 1/3/2017, gần 1.900 dịch vụ kỹ thuật y tế tăng giá bình quân 30%. Bệnh nhân ung thư có bảo hiểm y tế vẫn lo lắng, vì phải chi trả khoản thuốc men và chữa trị không hề nhỏ.

Tọa đàm 'Giảm gánh nặng tài chính gia đình trước bệnh hiểm nghèo'

Ông Ngô Trung Dũng – Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) là người am hiểu các giải pháp tài chính cho gia đình với 22 năm kinh nghiệm trong ngành.

Bác sĩ Quỳnh Mai cho rằng, bệnh nhân cần những công cụ có khả năng chi trả cao hơn như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo… Người dân tăng nhận thức, trao bớt rủi ro vào các doanh nghiệp bảo hiểm, song vẫn chưa tận dụng hết quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm.

14h ngày 4/7, bác sĩ Quỳnh Mai sẽ chia sẻ với độc giả VnExpress những lợi ích, lưu ý khi tham gia quỹ bảo hiểm bệnh hiểm nghèo. Bà có nhiều năm công tác trong ngành y tế và hơn 20 năm thẩm định pháp lý các hồ sơ yêu cầu chi trả bảo hiểm.

Tham gia buổi tọa đàm còn có ông Ngô Trung Dũng – Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) và ông Anantharaman Sridharan – Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam. 2 chuyên gia sẽ tư vấn cho độc giả các gói sản phẩm phù hợp với tài chính hiện tại của gia đình.

Tọa đàm 'Giảm gánh nặng tài chính gia đình trước bệnh hiểm nghèo'

Ông Anantharaman Sridharan – Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.

An San

Nguồn: VnExpress

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook