Thứ Sáu, 21/07/2017 | 20:36

Số bệnh nhân sốt xuất huyết miền Bắc tăng nhanh kỷ lục với gần 5.000 người bệnh được ghi nhận. Tình hình sốt xuất huyết đang tiếp tục diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

Sốt xuất huyết năm nay có nhiều biến chứng sang thận, gan và cả não

PGS.TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, người bệnh sốt xuất huyết vào bệnh viện năm nay gặp biến chứng nặng, 4-5 người gặp biến chứng xuất huyết não. Đây là biểu hiện lạ hơn mọi năm.

TS.BS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai còn cảnh báo, một biến chứng hay gặp của sốt xuất huyết năm nay là tình trạng suy thận và tổn thương gan.

Tại TP. Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cũng quá tải bệnh nhân

Theo Người Đưa Tin, Tại TP Cần Thơ, đến ngày 19/6 ghi nhận từ Trung tâm Y tế dự phòng, số ca bệnh sốt xuất huyết đã lên đến 530 trường hợp mắc bệnh (cùng kỳ là 372 ca). Trong đó, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ là nơi tiếp nhận lượng bệnh mắc sốt xuất huyết nhiều nhất. Ở khu vực khám, điều trị ngoại trú ghi nhận trên 2.600 ca bệnh nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, trong đó trên 900 ca sốt xuất huyết nhập viện điều trị (khoảng 50% là bệnh tại Cần Thơ).

Bệnh viện Bạch Mai quá tải, bác sĩ căng thẳng tột độ

Theo ghi nhận của phóng viên, khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai hiện tại đã quá tải, 4 người bệnh nằm 1 giường.

Đại dịch chết người này đang bùng phát có thể vượt đỉnh lịch sử, kiểm tra dấu hiệu để bảo vệ chính bạn

Bệnh viện quá tải bệnh nhân 

Trao đổi với PV, bác sĩ Bùi Đức Nguyên (Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Chúng tôi đang hết sức căng thẳng. Số bệnh nhân vượt tuyến tăng đột ngột. Hiện tại, chúng tôi sợ bệnh nhân hơn bệnh sốt xuất huyết”.

Đại dịch chết người này đang bùng phát có thể vượt đỉnh lịch sử, kiểm tra dấu hiệu để bảo vệ chính bạn

Bác sĩ đến khám cho các bệnh nhân sốt xuất huyết 

Bên ngoài hành lang bệnh viện, người nhà bệnh nhân nằm chờ la liệt. Ai cũng hiện lên ánh mắt mệt mỏi.

Đại dịch chết người này đang bùng phát có thể vượt đỉnh lịch sử, kiểm tra dấu hiệu để bảo vệ chính bạn

Người nhà đợi chăm sóc bệnh nhân ngoài hành lang

1000 người mắc bệnh sốt xuất huyết, TP.HCM lên báo động đỏ

Tính từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã có 3 trường hợp tử vong vì bệnh sốt xuất huyết. Đây là nơi có số lượng bệnh nhân mắc bệnh cao nhất cả nước.

Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tính đến 6/7, số ca bệnh mắc sốt xuất huyết là 9.628, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái (8.422 ca), 17/24 quận, huyện có số ca sốt xuất huyết tăng so với năm 2016, trong đó quận 12 tăng đến 85%. Thành phố đã có 3 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Đây là nơi có số lượng bệnh nhân mắc bệnh cao nhất cả nước.

Số người mắc bệnh sốt xuất huyết tăng chóng mặt, riêng miền Bắc là 700%

Trong 2 tuần qua số bệnh nhân vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) khám do sốt xuất huyết tăng nhanh đột biến. Khoảng 200 người bệnh khám mỗi ngày, tỷ lệ nhập viện lên đến 10-20%, 3-5 ca phải chuyển cấp cứu.

Tại Hội nghị “Tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết” ngày 20/7, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết số người bệnh cả nước tăng khoảng gần 10% so với cùng kỳ năm 2016, với 57.492 ca, 15 người tử vong.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, đáng lưu ý là số người bệnh ở các tỉnh miền Bắc năm nay tăng 763% so với cùng kỳ năm ngoái. So với các địa phương khác, 6 tháng đầu năm, số bệnh nhân sốt xuất huyết ở miền Bắc chưa phải cao nhất, song tốc độ gia tăng nhanh kỷ lục và được các chuyên gia y tế đánh giá là bất thường.

TP.HCM đứng đầu cả nước với 9.538 người bệnh. Tiếp đó là Đà Nẵng, Bình Dương, Hà Nội, An Giang.

Sốt xuất huyết nguy hiểm đến mức nào?

Sốt xuất huyết hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị và việc nhận biết muộn có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Do tình trạng điển hình nhất khi mắc bệnh sốt xuất huyết là sốt kéo dài nên người bệnh dễ bị rơi vào tình trạng mệt mỏi, vật vã, li bì, mất nước nghiêm trọng khiến máu đặc lại, khó lưu thông.

Bệnh cũng dễ dẫn đến các biến chứng như thoát huyết tương (lượng albumin trong máu giảm) qua thành mạch, dẫn đến mất 1 lượng lớn thể tích tuần hoàn, gây tràn dịch màng phổi. Những điều này chính là nguyên nhân gây ra biến chứng sốc, dẫn tới tử vong.

Cần khẳng định một điều là sốt xuất huyết rất dễ mắc, nhất là khi đã trở thành dịch thì bệnh càng dễ lây từ người này sang người khác. Tỷ lệ diễn biến của bệnh cũng nhanh nên nguy cơ dẫn tới tử vong là rất cao.

Đại dịch chết người này đang bùng phát có thể vượt đỉnh lịch sử, kiểm tra dấu hiệu để bảo vệ chính bạn

Các dấu hiệu nhận biết nhanh khi mắc sốt xuất huyết

Theo Bộ Y tế Việt Nam, sốt xuất huyết được chia làm 4 cấp độ:

– Độ I: Triệu chứng điển hình là sốt cao 39 – 40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi…

– Độ II: Người bệnh sốt cao, bắt đầu xuất hiện nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ…

– Độ III: Ngoài sốt, xuất huyết còn kèm theo dấu hiệu suy tuần hoàn, hạ huyết áp, kẹt mạch nhanh, da lạnh, người bứt rứt hoặc vật vã, sốc…

– Độ IV: Người bệnh bị sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh, tình trạng vô cùng nghiêm trọng.

Đại dịch chết người này đang bùng phát có thể vượt đỉnh lịch sử, kiểm tra dấu hiệu để bảo vệ chính bạn

Bệnh sốt xuất huyết tiến triển rất nhanh, vì thế càng phát hiện sớm thì việc điều trị càng khả quan. Thế nên, khi có các dấu hiệu điển hình là đau đầu, đau mình, sốt 39 – 40 độ trong 2 ngày trở lên, xuất huyết thì nên đi khám ngay.

Những việc phải làm để đề phòng mắc bệnh sốt xuất huyết

– Tiêu diệt và tránh muỗi bằng các cách như loại bỏ môi trường sống của muỗi, dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ các vũng nước tù, nước đọng, vật chứa nước bẩn quanh nhà… Nếu phải trữ nước thì cần có nắp đậy để muỗi không sinh sôi được.

– Phun thuốc muỗi định kỳ sẽ giúp tiêu diệt triệt để hơn.

– Sử dụng các phương pháp tự nhiên để đuổi muỗi như trồng cây sả, để tỏi xay trong nhà.

– Khi đi ngủ nên mắc màn và nhớ bôi thuốc chống muỗi khi ra ngoài, nhất là vào buổi tối

Đại dịch chết người này đang bùng phát có thể vượt đỉnh lịch sử, kiểm tra dấu hiệu để bảo vệ chính bạn

Thiên Nhẫn (T/H)

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook