Hóc xương cá ở trẻ em sẽ vô cùng nguy hiểm khi cha mẹ không biết cách xử lý, tình huống hay gặp nhưng ít bậc cha mẹ biết cách xử lý đúng.
Ăn cá rất ngon và cực tốt cho sức khỏe. Nhưng có một vấn đề duy nhất khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ em và người già ngại ăn cá đó chính là hóc xương cá.
Thông thường, chúng ta đều nói rằng rất cận thận mỗi khi ăn cá, gỡ thịt ra khỏi xương nhưng thực tế cho thấy nhiều mảnh xương vụn khá sắc vẫn “ẩn lấp” trong phần thịt. Và khi đó, chúng có thể mắc ngay ở cổ họng.
Tuy nhiên, nhiều người bị rơi vào tình trạng xương cá không được tiêu hóa, nên sẽ bị đau trong lần đi đại tiện do xương cá mắc ở phân. Còn nếu xương cá mắc kẹt trong dạ dày, bạn cần phải đi khám bác sĩ để có xử lý phù hợp.
Nếu chắc chắn đó là xương nhỏ và vị trí bị hóc nằm ở cổ họng, bạn có thể tự xử lý ở nhà theo những cách bên dưới.
1. Ho mạnh
Với những bé biết nghe lời người lớn, có thể bảo trẻ ho mạnh cũng có thể làm xương văng ra hoặc khạc nước bọt để nếu có, xương sẽ trôi ra ngoài.
2. Uống nước muối ấm
Nếu dùng cách ho không hiệu quả, bạn hãy cho bé uống liên tiếp vài ngụm nước muối ấm. Nước muối ấm có thể giúp đánh bật xương nhỏ và đưa nó trôi theo đường tiêu hóa xuống dạ dày.
3. Uống dầu ô-liu
Đun một ly nước với một ít dầu ô-liu, khi nào bớt nóng thì uống khi nào nước bớt nóng thì uống. Với cách này sẽ giúp xương mềm và dễ trôi hơn.
4. Nuốt một miếng chuối
Ngậm một miếng chuối trong miệng vài phút cho đến khi tiết đủ dịch vị thì nuốt nó (không được nhai). Cách này có thể làm xương mắc vào miếng chuối và trôi xuống dạ dày.
5. Uống dấm
Cho trẻ uống dung dịch dấm pha loãng để làm xương mềm (hoặc tan) rồi trôi xuống dễ dàng.
Lưu ý:
Những mẹo vặt này chỉ áp dụng cho trường hợp mắc xương nhỏ, nếu xương lớn thì cha mẹ phải đưa con đến gặp bác sĩ ngay trong thời gian ngắn nhất. Trong thời gian di chuyển không được cho trẻ ăn thêm bất cứ thứ gì để tránh xương cắm sâu thêm vào cổ.
Thu Huyền (TH)
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.