Với sự phát triển theo chiều hướng càng ngày càng nhanh nhạy và chân thực, hiện nay có rất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp khiến bạn cảm thấy như mình đang chứng kiến sự kiện ngay tại hiện trường. Dưới đây là một số trường hợp gây sốc đã được truyền trực tiếp trên tivi mà chắc hẳn người quay phim cũng sẽ ngỡ ngàng vì đã bắt rất đúng thời điểm.
Tuy nhiên, với việc không lường trước được những điều kinh hoàng có thể xảy ra, cũng như tác động của nó tới người xem, một vài sự kiện truyền hình trực tiếp đã gây ra những sự tranh cãi và ám ảnh cho khán giả xem truyền hình.
1. Truy đuổi nghi phạm O.J Simpson
Trước khi phiên xét xử tội danh giết người của nghi phạm O.J Simpson được diễn ra, công chúng đã được theo dõi trực tiếp việc ông O.J. Simpson lái xe chạy thoát khỏi nhà cầm quyền bởi máy quay trên những chiếc trực thăng tin tức bám theo ông. Ông bị buộc tội giết vợ, nhưng cuối cùng đã được trả tự do.
2. Bạo động ở Los Angeles liên quan tới vụ án Rodney King
Làn sóng phẫn uất của người dân liên quan tới việc 4 cảnh sát tấn công công dân Rodney King được thả tự do đã trở thành một sự kiện gay cấn trong năm 1992 ở Hoa Kỳ. Một đoạn video cho thấy các cảnh sát này từng đánh Rodney King, một người Mỹ gốc Phi. Hàng nghìn người phản đối quyết định của tòa án và bạo loạn nổ ra ở khắp Los Angeles trong vòng 6 ngày. Cướp bóc, tấn công, đốt phá, giết người tràn lan khiến 53 người chết và hơn 2.000 người bị thương. Có thể nói, bạo động ở Los Angeles là vụ bạo động lớn nhất nước Mỹ kể từ những năm 1960 và là vụ khiến nhiều người chết nhất sau vụ ở thành phố New York năm 1863.
3. Sóng thần vào năm 2011
Thảm họa tự nhiên khủng khiếp này đã dẫn đến cái chết của hơn 13.000 người và phá hủy tài sản trị giá hơn 235 tỷ USD. Đoạn video cho thấy những con sóng cao hơn 40 mét và rất nhiều người đã không bao giờ được tìm thấy.
4. Vụ nổ tàu con thoi Challenger
Vào ngày 8/1/1986, cả phi hành đoàn 7 người bên trong tàu con thoi Challenger đã chết khi con tàu phát nổ chỉ 73 giây sau khi cất cánh. Cả thế giới đã được chứng kiến cú sốc kinh hoàng này trên truyền hình trực tiếp.
5. Ám sát Lee Harvey Oswald
Lee Harvey Oswald là kẻ đã giết cựu tổng thống John F. Kennedy vào năm 1963. Ông ta cũng đã giết một sĩ quan cảnh sát tên là J.D. Tippit vào cùng một ngày với vụ ám sát Tổng thống Hoa Kỳ. Khi Oswald bị đưa tới nhà tù quận, chủ một hộp đêm ở Dallas tên là Jack Ruby đã bắn chết anh ta.
6. Truyền hình trực tiếp vụ tự tử của chính biên tập viên
Christine Chubbuck là một biên tập viên tin tức ở Florida đang bị trầm cảm. Tại thời điểm thực hiện vụ tự sát trên sóng truyền hình, người phụ nữ 29 tuổi đã nhìn thẳng vào ống kính máy quay và nói: “Cùng với những thông tin mới nhất về việc đài Channel 40 đưa ra quy định mới trong việc ghi hình những cảnh quay có máu, quý vị sẽ được thấy một cảnh khác – một vụ thử tự sát”. Chubbuck đã dùng một khẩu súng lục để bắn vào mình khi đang đọc bản tin cho một đài truyền hình địa phương ở thành phố Sarasota, bang Florida, Mỹ. Sau đó, người ta đã tìm thấy trong những giấy tờ để lại của Christine một bản thảo tin tức do cô viết tay, trong đó Christine viết về chính vụ tự tử của mình với tư cách một người làm bản tin đưa tin về một vụ việc đã xảy ra. Christine thậm chí còn đề cập tới chi tiết mà cô đã lường trước, đó là mình được đưa tới bệnh viện trong khi hấp hối và đã không qua khỏi.
7. Khủng hoảng bắt cóc con tin ở Manila
Rolando Mendoza đã từng là một sĩ quan cảnh sát cho đến khi anh ta bị sa thải. Vì lý do này, anh đã cướp một chiếc xe buýt du lịch dẫn đến một sự kiện được truyền hình trực tiếp kéo dài mười giờ đồng hồ với cái kết đau lòng. 8 du khách Hồng Kông đã thiệt mạng khiến dấy lên làn sóng phẫn nộ tại Hồng Kông khi nước này cho rằng cảnh sát Philippines đã mắc nhiều sai lầm, tay súng được phép nói qua đài phát thanh, xem sự kiện trực tiếp qua chiếc TV trên xe buýt, cho phép hắn ta nắm rõ được mọi hành động của cảnh sát.
8. Vụ hạ cánh khẩn cấp của phi cơ JetBlue Airways 292
Đây là một vụ hạ cánh khẩn cấp như nhiều trường hợp hạ cánh khẩn cấp khác, nhưng điều làm cho sự kiện này trở nên phi thường là hành khách trong máy bay đã được chứng kiến những gì đang diễn ra bên ngoài bằng truyền hình trực tiếp. Thật may mắn, không có thiệt hại về người nào trong vụ hạ cánh gây náo loạn sân bay Los Angeles này.
9. Kéo đổ tượng Saddam Hussein
Vào ngày 9/4/2003, binh lính Hoa Kỳ và thường dân ở Iraq đã lật đổ bức tượng của Saddam Hussein. Nhiều người đã ăn mừng và nghĩ rằng đó là một dấu hiệu tốt cho những điều sẽ đến trong tương lai.
10. Chiến dịch “Chấn động và Kinh hoàng”
Khi Hoa Kỳ cho quân tiến đánh Iraq sau cuộc tấn công khủng bố khủng bố ngày 1/9, người dân nước này đã được chứng kiến diễn biến chiến dịch “Chấn động và Kinh hoàng” ngay trên ghế sô-pha nhà họ trước màn hình tivi. Đó là một cuộc chiến tranh thực sự, và việc truyền hình trực tiếp vụ việc đã gây ra tranh cãi liên quan đến những giá trị nhân văn khi tính mạng của con người bị đe dọa.
11. Vụ tấn công khủng bố ngày 11/9
Một chiếc máy bay bất ngờ lao vào Trung tâm Thương mại Thế giới, nhưng mọi người vẫn không chắc chắn rằng đó liệu có phải chỉ là một tai nạn khủng khiếp. Nhưng khi một chiếc máy bay thứ hai đâm vào tòa tháp thứ hai, mọi người biết đó là một cuộc tấn công khủng bố. Cuộc tấn công kinh hoàng này đã làm thay đổi toàn bộ quy trình an ninh sân bay và dẫn đến một cuộc chiến tranh đẫm máu dưới danh nghĩa cuộc chiến chống khủng bố.
12. Con người lên Mặt Trăng
Sự kiện này không ám ảnh như những thước phim bạo lực và đẫm máu, nhưng việc này đã thật sự gây sốc tại thời điểm đó. Trước đó, hầu như rất ít người thực sự nhận ra rằng nhân loại lại có khả năng đặt chân lên mặt trăng. Hơn 600 triệu người đã chứng kiến một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Theo Wittyfeed
Thu Hiền
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.