Hai vợ chồng quyết định lưu trữ máu cuống rốn của cậu út Mio tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park – nơi bé chào đời.
Gia đình vợ chồng đạo diễn Lý Hải và cựu hotgirl Minh Hà đang tràn ngập niềm vui đón con trai thứ 4 Mio “mẹ tròn con vuông”, dù em bé ra đời sớm hơn dự định 3 tuần.
Bác sĩ Vinmec Central Park chia sẻ niềm vui với gia đình Lý Hải. |
Vốn là một thạc sĩ luật tốt nghiệp ở Anh, Minh Hà luôn cẩn thận, tìm hiểu các kiến thức, phương pháp khoa học tiên tiến trong chăm sóc, nuôi dạy con. Cô từng có nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm khi mang bầu, lấy lại vóc dáng sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ được nhiều bà mẹ tham khảo và ưa thích. Vì thế, sau cuộc vượt cạn lần thứ 4 của cô, các fan hâm mộ lại mong chờ những chia sẻ thú vị mới từ cựu hotgirl.
“Cả 4 lần sinh, mình đều nhờ bàn tay bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà, đang hợp tác làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park thăm khám, theo dõi thai kỳ và đỡ đẻ. Ba lần sinh trước rất nhanh, nhưng lần này, dây rốn quấn cổ bé khiến mẹ chuyển dạ chậm. Bác sĩ Song Hà đã sử dụng thuốc tăng cơn co, kích thích chuyển dạ cố gắng giúp mình sinh thường. Chờ đợi bé “lộ diện”, không khí hơi căng thẳng, bác sĩ Song Hà đã rất vui tính nói đùa là “giờ đẹp chưa tới, bé chưa chịu ra chào mọi người đây”. Giúp mình thư giãn như vậy, nhưng êkip đỡ sinh vẫn tập trung công việc và lát sau mọi người thở phào khi cuối cùng Mio cất tiếng khóc chào đời rất to”, Minh Hà nhớ lại.
Minh Hà nhờ bác sĩ Song Hà (đang hợp tác với Vinmec Central Park) đỡ sinh cả 4 lần. |
Ca sĩ Lý Hải cũng có mặt trong phòng sinh, hỗ trợ tinh thần khi vợ chuyển dạ. Kỷ niệm đưa vợ đi sinh và lưu trữ máu cuống rốn cho bé Mio cũng là trải nghiệm thú vị với anh: “Mình biết việc thu thập máu cuống rốn thường phải thực hiện ngay khi sinh, Minh Hà lại sinh thường, không định trước thời gian được nên gia đình muốn chọn sinh tại một bệnh viện có ngân hàng máu cuống rốn. Vinmec Central Park đã tích hợp được cả “3 trong 1” dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé. Đó là Khoa Sản với dịch vụ sinh tiện nghi, ngân hàng máu cuống rốn có công nghệ lưu trữ tiên tiến, khoa Nhi với các bác sĩ giỏi chăm sóc các bé sau này”.
Theo êkip đỡ sinh, lúc bé da tiếp da với mẹ thì các y bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện các công đoạn thu thập máu cuống rốn. Thể tích máu cuống rốn của Mio là 98,2 ml, số lượng tế bào gốc cao và các thông số khác hoàn toàn đủ điều kiện để lưu trữ lâu dài.
Minh Hà, Lý Hải lưu tế bào gốc máu cuống rốn cho bé Mio. |
Bà mẹ trẻ 4 con Minh Hà đã tìm hiểu khá tường tận về tình hình nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc hiện nay. Minh Hà cho biết: “Lưu trữ máu cuống rốn phổ biến ở các nước tiên tiến, như một hình thức bảo hiểm trọn đời hữu ích vì có thể có thể chữa nhiều bệnh hiểm nghèo cho bản thân em bé, người thân trong gia đình, và thậm chí cho cộng đồng. Người không may bị bệnh cần tế bào gốc có thể tìm mẫu phù hợp ghép khi cần thiết. Ở Việt Nam đang có những bệnh viện đang xây dựng ngân hàng tế bào máu cuống rốn, phục vụ cho cộng đồng. Vì thế, chắc chắn trong các chia sẻ sau này, mình sẽ lồng ghép thông tin khuyến cáo các bà mẹ cân nhắc lưu trữ máu cuống rốn cho con. Hy vọng có thể góp chút gì đó cho công tác chăm sóc sức khỏe của xã hội”.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Trọng Phúc, chuyên gia tế bào gốc, Hệ thống Y tế Vinmec, tại bệnh viện này, sản phụ được chăm sóc khép kín từ khâu sàng lọc trước khi sinh, thăm khám thai sản, đỡ sinh và lưu trữ máu cuống rốn, giảm thiểu được tối đa rủi ro trong quá trình thu thập mẫu. Sau đó, sản phẩm được xử lý và lưu trữ trong hệ thống tự động BioArchive với công nghệ tiên tiến nhất thế giới của hãng Thermogenesis, giúp tế bào bảo quản tốt nhất trong môi trường ni-tơ lỏng. Các thông số chất lượng mẫu tế bào gốc tại Vinmec xây dựng dựa trên tiêu chuẩn FDA (Mỹ).
Sản phụ muốn lưu trữ máu cuống rốn cần được hướng dẫn đầy đủ như: tìm hiểu rõ về lợi ích của việc lưu trữ, tự nguyện đăng ký tham gia, sàng lọc về sức khỏe bản thân và gia đình (bao gồm gia đình bố và mẹ bé sắp sinh) đạt yêu cầu. Trong vòng một tháng trước sinh, mẹ được chỉ định làm các xét nghiệm sàng lọc: HIV, viêm gan B, viêm gan C, virus CMV, giang mai, các xét nghiệm huyết học; công thức máu, nhóm máu. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác khi cần thiết để đảm bảo chất lượng mẫu máu cuống rốn.
Thu Mai
Nguồn: VnExpress
Chưa có bình luận.