Thứ Bảy, 28/05/2016 | 06:00

Thực tế tai học thuốc kháng sinh không phải là một điều bất ngờ gì, hơn nửa thế kỷ nay, nhưng lời cảnh báo đã được tuyên truyền khắp nơi. Chỉ là chúng ta có lắng nghe hay không.

Năm 1928, Alexander Fleming, một nhà khoa học đến từ Scottland, đang loay hoay thí nghiệm với virus cúm. Khi lục lọi mớ đĩa thí nghiệm đầy các loại vi khuẩn khác nhau ông phát hiện ra một điều kỳ lạ.

Một loại nấm mốc bám vào một trong những chiếc đĩa thí nghiệm dường như đang tiêu diệt đám vi khuẩn mà nó chạm tới. Hoặc theo cách giải nghĩa hiện đại, loài nấm mốc ấy chứa những đặc tính kháng sinh.

Sau hàng năm trời truy tìm phương thuốc “kỳ diệu”, Fleming tự nhiên tìm thấy nó trong hoàn cảnh tình cờ nhất có thể.

Penicillin, phương thuốc chữa bách bệnh thực sự đã thay đổi tiến trình phát triển của toàn nhân loại

Chỉ vài tuần sau, giáo sư đã phân loại được nấm mốc và phát hiện nó thuộc chủng Penicillium. Ông đặt tên cho thành phần có khả năng diệt khuẩn là “Penicillin”. Và từ đó thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới ra đời.

Ngay khi đó, Fleming đã tiên đoán được sự hữu dụng của thuốc kháng sinh. Nhưng đặc biệt hơn nữa, ngay khi đó, ông đã hiểu sự nguy hiểm nó có thể gây ra. Trong một bài phỏng vẫn sau khi nhận giải Nobel vào năm 1945 vì thành tựu khám phá ra penicillin, giáo sư Fleming phát biểu:

“Những kẻ lạm dụng thuốc penicillin không suy nghĩ sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức cho cái chết của người đau đớn vì nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn kháng penicillin”.

80 năm trước, cha đẻ của thuốc kháng sinh đã cảnh báo nhân loại về ngày hôm nay đen tối

Lời cảnh báo không hề sai.

12 năm sau phát hiện của Fleming, cá nhà khoa học đã tinh chế cô đọng và thử nghiệm penicillin trên người thành công. Thời điểm ra đời của kháng sinh cũng rất tiện cho việc điều trị nhiễm trùng cho các chiến binh trong Thế Chiến II khi đó.

Không dừng lại ở các vết thương nhiễm trùng, penicillin còn chữa khỏi cả viêm phổi, giang mai, bệnh lao, hoại tử và bạch hầu. Penicillin đã mở đầu cho thời đại phục hưng trong thế giới y học thế kỷ 20.

Nhân loại không ăn mừng được lâu, kháng sinh là con dao hai lưỡi

Penicillin trở thành lý do bao người yên giấc buổi tối. Nhưng nó cũng đem đến bước đầu của một giai đoạn lịch sử nguy hiểm cho nhân loại. Giai đoạn mà những vết nhiễm trùng nhẹ cũng không thể chữa trị dễ dàng với các phương thuốc chúng ta đang sở hữu ngày nay.

McKenna một trong những tiếng nói lớn nhất về vấn đề lạm dụng kháng sinh phát biểu tại diễn đàn tri thức TED: “Chúng ta đã tự gây nên hậu quả này cho bản thân. Cách mà chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh từ trước đến giờ khi đem ra phân tích thật đáng ngạc nhiên”.

Theo nghiên cứu của cô tại Hoa Kỳ, 50% đơn kháng sinh bán ra tại các bệnh viện đều là không cần thiết. Đến 45% những đơn thuốc kháng sinh kê bởi bác sỹ đều dành cho những căn bệnh mà thuốc kháng sinh không hề có tác dụng. Và ở đây mới chỉ tính đến những cơ sở thuộc diện bảo hiểm.

Hầu hết các gia súc, gia cầm trên Trái Đất đều được bón kháng sinh để bổ sung cân nặng của chúng nhanh hơn và đồng thời bảo vệ chúng khỏi các bệnh gây ra bởi vi khuẩn. Theo McKenna, đến 80% thuốc kháng sinh tại Mỹ bán ra là dành cho động vật nông trại.

Con người đã nhận được lời cảnh báo và hiểu được hậu quả, đã đến lúc nghĩ về tương lai

80 năm trước, cha đẻ của thuốc kháng sinh đã cảnh báo nhân loại về ngày hôm nay đen tối

Đã đến lúc chúng ta nhìn vào những con số và quyết định hướng đi tiếp theo. 80 năm trước, ông tổ của thuốc kháng sinh đã dự đoán cho chúng ta biết về tương lai mà kháng sinh sẽ đưa con người. Và hôm nay, mối nguy ta cần kề ngay gót chân chúng ta.

Thực tế sau lời cảnh báo, thậm chí khi ông còn sống, bất chấp lời khuyên, thuốc kháng sinh đã được bán tự do bên ngoài không khác gì một thanh kẹo hay một cốc bia. Thậm chí ngày nay một số loại kháng sinh vẫn còn được bán mà không cần đơn thuốc từ bác sỹ.

Đã đến lúc các nước cần phải họp bàn và đưa ra kế hoạch phòng chống tai họa của một tương lai khi kháng sinh không còn bảo vệ được chúng ta.

Tham khảo TechInsider

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook