Thứ Tư, 12/08/2020 | 20:43

Văn hóa tận tâm tại các bệnh viện Nhật Bản như thế nào?

Omotenashi – tân tâm là một từ tiếng Nhật đã được đưa nguyên bản như thế sang nhiều ngôn ngữ khác vì đó là văn hóa đặc trưng của Nhật và khó có từ tương đồng để diễn đạt hết ý nghĩa của từ này. Có thể hiểu omotenashi là “tận tâm” nhưng vẫn chưa thoát hết ý nghĩa của nó. Mặc dù văn hóa phục vụ theo phong cách omotenashi ở các nghành dịch vụ nói chung có các điểm tương đồng và mang ý nghĩa tận tâm.

Vậy Omotenashi trong bệnh viện có gì khác?

Hiểu một cách ngắn gọn Omotenashi trong ngành y tế là đội ngũ nhân viên y tế phải hiểu “tâm lý bệnh nhân” và có lối ứng xử phù hợp: phù hợp với hoàn cảnh của bệnh, không gian điều trị, bệnh tình mắc phải, giai đoạn điều trị của bệnh nhân.

Văn hóa tận tâm tại các bệnh viện Nhật Bản như thế nào

Tại Nhật sản phụ khi vượt cạn có gia đình (mẹ, chồng, con) bên cạnh được coi là một việc bình thường. Theo một khảo sát 2018 của một tạp chí về sinh sản thì thực tế có tới 70% thai phụ có gia đình bên cạnh khi vượt cạn. Bạn có thể sinh tại phòng khám sản (có dưới 19 giường nhập viện), bệnh viện, mời nữ hộ sinh đến giúp vượt cạn tại nhà. Có thể sinh thường, sinh mổ, dùng thuốc giảm đau, sinh trong bồn nước… Tỷ lệ sinh tính trên tổng thể của phụ nữ Nhật năm 2018 là 1.42: mức thấp của thế giới trong những năm gần đây. Các ca kiện trong khoa sản cũng cao nên các bệnh viện, phòng khám lĩnh vực này rất “thận trọng”. Tỷ lệ tử vong với trẻ: tính trên 1000 ca người là 0,9ca, cho sản phụ: trên 100,000 ca là 5 ca, trong khi đó trung bình của thế giới con số này là 216. Nhật an toàn nhất cho cả Mẹ và bé.

Các chế độ từ khám thai, hỗ trợ sinh, thời gian nhập viện thì có lẽ Nhật là dài nhất. Với sinh thường số ngày nhập viện cho sinh lần đầu là 5-6 ngày, lần sinh thứ 2 là 4-5 ngày. Chi phí hỗ trợ sản phụ nhận được là tầm 420.000 yen tương đương 85 triệu, ngoài ra mỗi địa phương tùy tình hình phúc lợi ở đó mà lại có thêm hỗ trợ khác. Hỗ trợ đủ chi phí chi trả nhập viện. Khi nhập viện sản phụ sẽ được hướng dẫn: cách tắm cho trẻ, cách cho bú sữa, cách phát hiện bất thường ở trẻ và các vấn đề về tuyến sữa…Một số bạn trẻ người Việt cho dù chọn về Việt Nam sinh thì vẫn nhận được khoản trợ cấp 85 triệu trên.

Phong cách omotenashi tại khoa sản ở bệnh viện Nhật và những câu chuyện thật hóm

– Bệnh viện luôn lấy ý kiến từ thai phụ và người nhà về nguyện vọng có muốn người nhà ở bên cạnh bệnh nhân hay không, để đáp ứng theo nguyện vọng.

Tại các khóa học tiền sản các chuyên gia sẽ giải thích môi trường nhiễm khuẩn lúc sinh, vị trí đứng và nhiệm vụ của người nhà với sản phụ và gia đình.

Dù có chuẩn bị tâm lý trước nhưng có anh chồng ngất xỉu khi chứng kiến nhiều việc việc sảy ra trong lúc vợ sinh ngoài ý muốn. Nhưng chuyện đó nó cũng sẽ thành một “sự kiện” mà gia đình đó chắc sẽ nhớ mãi, nó cũng góp phần gắn kết “gia đình” họ.

Người nhà sản phụ vô cùng cảm động khi được cùng nhau chào đón giây phút em bé chào đời, nghe tiếng em bé cất tiếng khóc lần đầu tiên. Đội ngũ y tế cười và hóm hỉnh phát đít em bé khi đợi em mãi mà em chưa tự khóc. Có một số em nhỏ đã trả lời về cảm tưởng, giây phút xúc động khi lần đầu nhìn thấy em bé chào đời ra sao, lần đầu chứng kiến sự cố gắng của bác sĩ, sự tận tình của điều dưỡng, nữ hộ sinh. Giây phút mà tất cả những người có mặt ở đó ai cũng phải kìm lòng.

Sẽ cảm nhận rõ dịch vụ tận tâm omotenashi của y tế. Điều dưỡng hay nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn anh chồng đứng gần nắm tay đg viên vợ, gọi em nhỏ cùng chạy lại xem dây rốn – sợi dây tiếp nối sự sống với câu nói “con cũng đã chào đời như thế”. Cùng đặt em lên bàn cân, đo chiều dài em bé ngay tại đó. Và cố gắng chụp cho cả nhà 1 tấm hình ghi lại phút giây đặc biệt – phút giây cả nhà đón thành viên mới. Cả nhà cùng ekip chụp hình. Hai lần sinh là hai lần mình đều nhận được dịch vụ chăm sóc omotenashi như thế.

Tuy rằng vượt cạn không phải tất cả đều là những câu chuyện đẹp, nhưng đây là sự thay đổi về nhận thức, tư duy của nhân viên y tế. Ở Việt Nam, tại một số bệnh viện tư, sản khoa là một trong những khoa mũi nhọn. Do đó sự thay đổi này sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, thể hiện sự cảm thông, tận tâm giữa con người với con người.  

Ngành y tế Nhật cho rằng mỗi bệnh viện đều nên cố gắng cải tiến nâng cao dịch vụ “omotenashi” trong điều kiện cho phép, đầu tư rẻ nhất nhưng khó nhất đó là cải tiến tư tưởng của nhân viên y tế. Họ đưa con số cụ thể, chi tiết tỷ lệ rủi ro ngẫu nhiên như con số 0.9% hay 5 ca trên 100,000 ca ở trên, và nhiều thông số về rủi ro trong văn bản giải thích chỉ nhằm mang tới sự an tâm cho người bệnh và gia đình. Bác sĩ thường nói con số an toàn của thai phụ chưa phải là số 0 nhưng tất cả sẽ cố gắng để đưa nó về gần số 0 sớm nhất.

Mình sẽ chia sẻ dần về những tân tiến, những dịch vụ, hướng dẫn cho thai phụ, các kiến thức rất nên học và áp dụng. Đồng khóa du học với mình có một “nữ hộ sinh” các anh em ạ. Bạn ấy sau khi làm 8 năm điều dưỡng đã học nên nữ hộ sinh và sau đó chuyển qua làm nữ hộ sinh luôn. Chúng ta có thông tin sẽ dễ cải tiến, chọn lọc cái hay để áp dụng cái phù hợp ở bệnh viện Việt Nam.

Văn hóa omotenashi trong bệnh viện là sự cố gắng của cả một ngành trong đó sự cố gắng của mỗi cá nhân là không thể phủ nhận

Yhocvn.net (Trích theo Hayashi Huệ – Điều dưỡng đang làm việc Tại Nhật)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook