Dậy thì là quy luật tất yếu của con người. Theo các số liệu thống kê, tuổi dậy thì bắt đầu trung bình với các trẻ gái là từ 8-13 tuổi và trẻ trai từ 9-14 tuổi. Vì vậy những trẻ ngoài lứa tuổi trên mà chưa dậy thì được coi là dậy thì muộn.
Dậy thì muộn có thể ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ với những mức độ khác nhau. Một số trẻ lo lắng, buồn, tự ti khi thấy mình không giống các bạn, thậm chí lo lắng về khả năng sinh sản của bản thân sau này. Vì vậy thời gian này cha mẹ cần song hành cùng con, tâm sự, trao đổi để con hiểu, không mặc cảm hoặc đưa con đi khám khi thấy cần thiết.
Những đặc điểm dậy thì muộn đối với bé trai
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở trẻ trai chậm dậy thì là chiều cao thấp hơn so với bạn cùng lứa và đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ mặc cảm, rối loạn tâm lý so với các bạn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ vẫn có thể phát triển và đuổi kịp bạn vào những năm sau nếu được theo dõi sát sao và điều trị kịp thời.
Dậy thì muộn ở bé trai gây ảnh hưởng tới sự phát triển cơ quan sinh dục và có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh lý, sinh sản của trẻ sau này vì vậy cha mẹ cần theo dõi và khi phát hiện trẻ dậy thì muộn cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Các số liệu báo cáo cho thấy những trẻ có nguy cơ dậy thì muộn thường liên quan tới di truyền, rối loạn hoạt động trục nội tiết, mắc các bệnh lý mạn tính, hoạt động thể thao quá mức, suy dinh dưỡng do rối loạn hành vi ăn uống hoặc do kém hấp thu do các bệnh mãn tính…

Phương pháp phòng ngừa dậy thì muộn
Để phòng ngừa dậy thì muộn cha mẹ cần quan tâm tới các con, phát hiện kịp thời khi con có dấu hiệu dậy thì chậm đồng thời đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm. Đối với các con khi phát hiện mình dậy thì muộn so với các bạn hoặc có những dấu hiệu khác các bạn cần chia sẻ với cha mẹ. Để làm được điều này, cha mẹ cần gần gũi, đồng hành cùng các con, nói chuyện với các con để giúp các con phát triển hoàn thiện nhất.
Các biện pháp chẩn đoán dậy thì muộn
Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ đánh giá tổng quan tiền sử gia đình, quá trình phát triển của trẻ kết hợp với các xét nghiệm thăm dò để tìm nguyên nhân. Căn cứ tiền sử của gia đình, bố mẹ, của con cũng như các bệnh lý di truyền có liên quan, quá trình sinh, suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, quá trình phát triển của trẻ, chế độ ăn uống, bệnh lý mắc phải gây trì hoãn quá trình dậy thì.
Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng tìm nguyên nhân gồm xét nghiệm máu đánh giá horome tăng trưởng ở trẻ sau đó tiến hành tổng phân tích máu, vi chất, sinh hóa máu chức năng các cơ quan, đánh giá các horome tăng trưởng, hormone các tuyến như tuyến yên, tuyến giáp. Làm nhiễm sắc thể đồ loại trừ các rối loạn về di truyền kết hợp chụp X-quang để đánh giá tuổi xương cho trẻ.
Đối với bé gái tiến hành siêu âm kiểm tra tử cung, buồng trứng với bé trai kiểm tra tinh hoàn hệ thống sinh dục nam. Căn cứ kết quả và tình hình thực tế các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dậy thì muộn ở trẻ. Đối với bé gái khi liên quan đến thể chất có thể bổ sung 4 đến 6 tháng hormone estrogen để thúc đẩy quá trình dậy thì được diễn ra sớm hơn. Nếu do lượng mỡ cơ thể giảm có thể bổ sung dinh dưỡng để tăng cân phù hợp với tuổi.
Đối với trường hợp do suy buồng trứng sớm hoặc thiếu hụt hormone cần bổ sung estrogen liều thấp và định kỳ 6 tháng sẽ tăng liều lên. Sau 12 – 18 tháng, bác sĩ sẽ bổ sung tiếp hormone progestin và sau vài tháng sẽ dừng progestin 1 – 2 ngày.
Song song với những giải pháp trên các bác sỹ sẽ sử dụng phương pháp trị liệu tâm lý thông qua việc lắng nghe để hoà đồng cùng trẻ bởi trẻ dậy thì muộn đều mặc cảm, tự ti so với bạn bè. Các bác sỹ khuyến cáo cha mẹ cần quan tâm chia sẻ với trẻ, khen ngợi những thế mạnh của trẻ để trẻ tự tin hơn. Khi phát hiện trẻ dậy thì muộn cần đưa trẻ đi khám sức khoẻ định kỳ thông thường, tránh làm trẻ hoang mang lo sợ và đồng hành cùng trẻ nếu cần điều trị theo yêu cầu của các bác sỹ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Cha mẹ cần lưu ý những thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm
Bệnh celiac khi nào cần gặp bác sĩ
Thực hư đậu phụ khiến trẻ dậy thì sớm
Ăn nhiều thịt đỏ có gây dậy thì sớm không?
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.