Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý thường gặp ở cả hai giới với những biểu hiện khó chịu như ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống, đặc biệt là trong giao tiếp. Song song với việc điều trị tây y, điều trị trào ngược dạ dày theo phương pháp bấm huyệt giúp giảm nhanh triệu chứng, nâng cao thể trạng, giảm thiểu các tác dụng phụ do không sử dụng thuốc.
Trào ngược dạ dày theo y học cổ truyền
Trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch vị trong dạ dày bao gồm acid, dịch mật, thức ăn trào ngược lên thực quản hoặc vào khoang miệng (bao gồm thanh quản) hoặc phổi. Trào ngược có thể xảy ra từng đợt hoặc thường xuyên. Các chất trào ngược có thể đi lên thực quản, vùng hậu họng vào phổi gây ra các triệu chứng khó chịu điển hình đó là ợ nóng, ợ chua, nôn trớ hoặc các triệu chứng khác như đau thượng vị, cảm giác nóng rát sau xương ức, nuốt khó, nuốt đau, ho, khàn tiếng, đầy bụng, khó tiêu…gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Điều nguy hiểm là trào ngược dạ dày kéo dài có thể gây ra những biến chứng như hẹp thực quản, xuất huyết thực quản, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày…
Trong y học cổ truyền mặc dù không có bệnh trào ngược dạ dày thực quản tuy nhiên căn cứ vào các triệu chứng bệnh để đưa vào các chứng như Vị nghịch, Vị phản, Thôn toan (ợ hơi, ợ chua), Vị thống (đau bụng thượng vị), Mai hạch khí ( nuốt đau, nuốt khó),… Các chuyên gia nhận định nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do căng thẳng, lo lắng,…do ngoại tà xâm phạm qua đường ăn uống như ăn nhiều đồ hàn lạnh hoặc đồ cay nóng, dầu mỡ, uống rượu bia, ăn uống không điều độ làm rối loạn công năng Tỳ Vị, tỳ vị hư nhược gây nên.
Các huyệt giúp hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày – thực quản
Huyệt Trung quản là một trong những huyệt đạo quan trọng của cơ thể. Khi tác động lên huyệt giúp điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, giảm trào ngược dạ dày – thực quản, hỗ trợ giảm béo.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày bằng bấm huyệt
Theo quan điểm của Đông Y, trào ngược có nguyên nhân xuất phát từ tỳ vị hư hàn, hỏa nhiệt, khí nghịch… Bằng cách tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể sẽ giúp ổn định lại khí huyết, hóa đàm thấp, kiện tỳ vị… từ đó làm giảm triệu chứng trào ngược. Đây là phương pháp không xâm lấn, nếu được hướng dẫn từ chuyên gia, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà. Bấm huyệt không những cải thiện chứng trào ngược dạ dày – thực quản, mà còn nâng cao sức khỏe từ bên trong.
6 huyệt vị chữa trào ngược dạ dày thực quản
Bấm huyệt tại vùng bụng sẽ tác động lên mạch máu hay những cơ quan thụ cảm. Nhờ vậy, khí huyết được đả thông, hệ thần kinh hoạt động tốt hơn, thể dịch và nội tiết được điều chỉnh. Qua đó, phương pháp này giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày thực quản như đầy bụng, buồn nôn, rát thượng vị, ợ hơi, ợ nóng…; đồng thời giải quyết căn nguyên gây bệnh.
Tuy nhiên không phải bấm huyệt nào trên vùng bụng cũng có thể điều trị được căn bệnh trào ngược dạ dày, thực quản. Để nắm rõ vị trí của 6 huyệt vị cũng như các động tác bấm huyệt cần thực hiện theo các bước sau đây:
1. Huyệt Túc Tam Lý giúp dạ dày hoạt động ổn định
Huyệt Túc Tam Lý còn có tên gọi khác là huyệt trường sinh. Bóp huyệt này có tác dụng lưu thông khí huyết, giúp dạ dày hoạt động ổn định và còn kéo dài tuổi thọ. Vị trí huyệt túc tam lý nằm tại đầu gối, dưới hõm ngoài xương bánh chè 3 thốn.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt túc tam lý, khi cảm thấy tê tại chỗ lan xuống 2 bàn chân thì dừng lại. Lưu ý mỗi ngày nên thực hiện 2 – 3 lần.
2. Huyệt Trung Quản giảm các triệu chứng trào ngược
Day huyệt Trung Quản giúp điều hòa hoạt động bài tiết dịch vị, giảm đau nên có thể giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược. Tuy nhiên cần lưu ý người mắc bệnh tim, cao huyết áp, ung thư không nên áp dụng phương pháp này.

Vị trí: Huyệt trung quản nằm trên đường thẳng chạy dọc rốn và bụng, ở trên rốn 4 tấc.
Cách xoa huyệt trung quản: Cần nằm ngửa, hít thở sâu rồi ấn mạnh vào huyệt trung quản khoảng 1 – 2 phút. Khi thực hiện đúng sẽ cảm thấy hơi tê tức lan vào phía trong.
3. Huyệt Công Tôn điều trị đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu…
Bấm huyệt công tôn mang lại hiệu quả cao trong điều trị các triệu chứng đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu…

Vị trí: Huyệt công tôn cách mắt cá chân 3 thốn, nằm ở chỗ lõm giữa thân và đầu sau xương bàn chân.
Cách bấm huyệt công tôn: Dùng ngón tay cái ấn mạnh hoặc day huyệt công tôn từ 1 đến 2 phút đồng thời hít thở thật sâu.
4. Huyệt Khí Hải điều trị trào ngược dạ dày
Bấm huyệt khí hải cũng là một trong những cách bấm huyệt chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Huyệt khí hải nằm trên đường thẳng chạy dọc rốn và bụng.

Cách bấm huyệt khí hải: Dùng ngón tay cái ấn lực trung bình vào huyệt khí hải trong khoảng 1 – 2 phút đồng thời hít thở sâu trong quá trình ấn huyệt.
5. Huyệt Thái Xung xoa dịu trào ngược dạ dày thực quản, giảm táo bón
Tác dụng lực lên huyệt thái xung giúp giảm đau thượng vị, xoa dịu các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, đồng thời hỗ trợ điều trị táo bón.

Vị trí huyệt thái xung nằm trên khe bàn chân, cách khe ngón chân trỏ và ngón chân cái 1,5 thốn.
Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái tác động lực vừa phải vào huyệt thái xung trong khoảng 1 phút. Cần thực hiện đồng thời cả 2 bên bàn chân và day ấn 2 lần mỗi ngày.
6. Huyệt Nội Quan giảm mất ngủ, hỗ trợ điều trị dạ dày
Bấm huyệt nội quan hỗ trợ giảm mất ngủ, hồi hộp, lo lắng nên hỗ trợ điều trị dạ dày rất tốt.
Vị trí huyệt nội quan cách đường chỉ cổ tay 2 thốn và nằm giữa 2 đường gân nổi rõ nhất trên cổ tay.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt nội quan trong khoảng 1 – 2 phút kết hợp hít thở sâu trong khi day.
Để bấm huyệt trào ngược dạ dày an toàn, đạt hiệu quả cao các chuyên gia khuyến cáo cần có sự hướng dẫn từ chuyên gia trong thời gian đầu. Thời gian bấm mỗi lần từ 2 đến 3 phút, ngày bấm từ 1 đến 2 lần. Lưu ý những bệnh nhân mắc các bệnh như viêm ruột thừa, xuất huyết dạ dày… tuyệt đối không áp dụng phương pháp bấm huyệt điều trị trào ngược. Khi các huyệt đạo đang bị tổn thương, có vết thương hở cũng không được áp dụng cách bấm huyệt trị trào ngược dạ dày.
Phương pháp bấm huyệt cho kết quả chậm vì vậy cần kiên trì, thực hiện đều đặn mới có thể cảm nhận được sự chuyển biến rõ ràng. Thời gian bấm huyệt cần đảm bảo từ 15 – 20 ngày mới mang lại hiệu quả. Đồng thời, phương pháp bấm huyệt phải được thực hiện bởi các bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên ngành tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín.
Lưu ý không bấm huyệt khi đang đói vì có thể khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn hoặc choáng. Sử dụng lực ấn vừa phải không ấn quá mạnh gây tổn thương đến dòng khí huyết. Song song với bấm huyệt cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh để giảm triệu chứng trào ngược. Phụ nữ có thai, đang cho con bú tuyệt đối không áp dụng phương pháp bấm huyệt trong điều trị trào ngược thực quản.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Phương pháp bấm huyệt điều trị bệnh trĩ
Phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn tiêu hoá
Cải thiện giấc ngủ nhờ phương pháp bấm huyệt
Giải pháp ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản ngày Tết
Nguyên tắc quan trọng khi ăn uống người bị trào ngược dạ dày nên ghi nhớ
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.