Thói quen ăn uống và môi trường khá ô nhiễm xung quanh rất đễ khiến cho những đứa trẻ bị giun, sán ký sinh, hãy cùng xem qua một số triệu chứng và cách nhận biết dưới đây để trang bị thêm cho mình một số kiến thức hữu ích.
Kỳ Kỳ năm nay 3 tuổi là một cô bé khá háu ăn, không chỉ ăn hết suất cơm của mình cô bé còn ăn thêm rất nhiều đồ ăn vặt như bánh ngọt, bánh bích quy, kẹo, v.v., nhưng mãi vẫn không mập lên được. Gần đây trên mặt cô bé xuất hiện những điểm trắng kéo dài khiến mọi người rất lo lắng liền đem kỳ kỳ đến bệnh viện để thăm khám, kết quả cho thấy cô bé bị giun đũa ký sinh trong bụng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới số người bị nhiễm giun đũa trên thế giới lên đến 1,3 tỷ người. Tỷ lệ nhiểm giun của trẻ em còn trầm trọng hơn rất nhiều so với người lớn.
Mỗi năm chúng ta ghi nhận khoảng 100.000 ca tử vong do giun đũa làm tắc nghẽn ống mật, tỷ lệ này chiếm cao nhất tại Trung Quốc.
#1. Giun đũa ký sinh là bệnh gì?
Giun đũa ký sinh là một loại bệnh thường gặp ở trẻ em. Loại bệnh này ảnh hưởng đến khẳ năng ăn uống, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Sức sinh sản của các loài giun này khá nhanh nếu không kịp thời tẩy đi, chúng sẽ sớm sinh sôi nảy nở cướp hết chất dinh dưởng mà cơ thể được cung cấp. Ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh và an toàn cho các bé. Chúng ta nhất định phải chú ý đến các biểu hiện bất thường của cơ thể trẻ nhằm kịp thời xử lý.
#2. Giun ký sinh có những loại nào?
A. Giun đũa
Giun đũa hầu hết thường ký sinh trong ruột người và có thể phát triển chiều dài lên đến 15 đến 35 cm. Tỷ lệ nhiễm giun này có thể lên đến 70%, tỷ lệ nông thôn cao hơn thành thị, trẻ em cao hơn người lớn. Trẻ em sau khi bị nhiễm nặng có thể dẫn đến bị suy dinh dưỡng, mất ngủ, chảy nước miếng v.v..
Loài giun này có màu hồng hoặc vàng, phía đuôi thường quăn xoắn.
B. Giun kim
Loại giun này thường rất dễ dàng bị chúng ta xem nhẹ. Nó có màu trắng rất nhỏ và ngắn, là một trong những loài giun ký sinh phổ biến nhất ở trẻ em. Chúng có sức sinh sản vô cùng nhanh chóng, thường ký sinh trong ruột, vùng hậu môn và các vùng lân cận khác.
Những đứa trẻ bị nhiểm giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn, nếu chú ý quan sát chúng ta rất dễ dàng có thể nhận thấy.
#3. Những bệnh trạng phát ra khi trẻ nhiễm giun
A. Những đứa trẻ sẽ gặp phải những vấn đề về dạ dày, những cơn đau này thường nặng hơn khi về đêm.
B. Chán ăn, suy dinh dưỡng.
C. Trên mặt có những vết lốm đốm màu trắng, dài
D. Ợ hơi, chảy nước miếng nhiều là những dấu hiệu có thể thấy ở những trẻ bị giun ký sinh trong cơ thể.
E. Ăn nhiều nhưng không mập. Có nhiều trẻ khẩu vị tốt thường ăn nhiều nhưng vẫn rất gầy, rất có thể giun đũa đang ở trong cơ thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng.
Khi cơ thể của các trẻ chứa một lượng lớn giun ký sinh, chúng không chỉ hấp thụ hết các chất dinh dưỡng mà quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của trẻ cũng bị rối loạn. Chúng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, giảm cân, thiếu máu làm chậm sự phát triển lành mạnh ở trẻ.
#4. Biện pháp tẩy giun
Khi còn nhỏ chúng ta đều phải ăn thuốc tẩy giun tròn trong cơ thể, nhưng hiện tại thường hiếm thấy. Cách thuận tiện nhất là đưa trẻ đến trực tiếp bệnh viện để kiểm tra. Trẻ em dưới 2 tuổi thường chưa được bác sĩ cho thuốc tẩy giun, nên các bạn cần chú ý không nên cho trẻ ở độ tuổi này tùy tiện uống thuốc xổ giun, nên làm theo những lời khuyên trực tiếp của bác sỹ.
A. Rửa tay trước và sau bữa ăn, đặc biệt là sau khi vào nhà vệ sinh. Chúng ta nên tập cho trẻ thói quen này.
B. Móng tay nên được cắt tỉa thường xuyên, hạn chế ăn những đồ ăn sống, những thứ bẩn và đồ ăn khi đã rơi xuống mặt đất.
C. Kiểm tra định kỳ và thường xuyên. Nếu trẻ trên 2 tuổi bố mẹ có thể cho con tẩy giun theo định kỳ với hướng dẫn của bác sĩ.
Chúng ta nên tập cho trẻ những thói quen vệ sinh sạch sẽ và tự bảo vệ bản thân trước các mối xâm hại từ môi trường xung quanh.
Video hay: Dân mạng “phát sốt“ trước biểu cảm siêu đáng yêu của bé trai khi bị bố mắng
Mộc Lan
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.