Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:37

Bệnh ung thư do nghề nghiệp chiếm 8% đến 16% tất cả các trường hợp ung thư và ước tính có khoảng trên 600.000 người tử vong hàng năm, có nghĩa là cứ 52 giây có 1 người tử vong do ung thư nghề nghiệp.

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), ung thư nghề nghiệp (UTNN) chiếm 8% đến 16% tất cả các trường hợp ung thư và ước tính có khoảng trên 600.000 người tử vong hàng năm, có nghĩa là cứ 52 giây có 1 người tử vong do UTNN. ILO ước tính hàng năm số mắc mới bệnh UTNN trên thế giới là 191.000 người.

Kết quả chính:

Tổng quan các chất gây ung thư tại các nghành nghề chính

Rất nhiều tài liệu quốc tế đề cập đến các chất gây ung thư nghề nghiệp. Các chất gây UTNN trong các ngành nghề và các bệnh UTNN được tổng hợp dựa theo Bách khoa toàn thư An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp của ILO (1998) và Danh mục bệnh UTNN của ILO (2010).

Các chất gây hoặc có khả năng gây ung thư

Bệnh ung thư thường gặp

Ngành nghề, cộng việc sử dụng chính

Benzen, Ô xít Ethylene, phóng xạ ion hóa UT máu

(Bạch cầu)

Dung môi, nhiên liệu, hóa chất trung gian, thuốc triệt sản, nhân viên y tế
Benzidine, 4-Aminobiphenyl, 2-Naphthylamine UT bàng quang Ngành nhuộm, sản xuất thuốc nhộm, chất thí nghiệm, sản xuất cao su
Amiăng UT phổi, màng phổi, màng bụng Xây dựng, sản xuất vật liệu cách nhiệt, vật liệu lọc, dệt
Berili và hợp chất, Bis (chloromethyl) ether (BCME), Chloromethyl  methylethe. Catmi và hợp chất, Bột tan chứa các sợi dạng amiăng  

UT phổi

Công nghiệp hàng không, hóa chất trung gian/ bán sản phẩm, nhộm/sản xuất thuốc nhuộm, chất thí nghiệm, ngành giấy, sơn, cao su.
Các hợp chất Crôm (VI) UT miệng, phổi Mạ kim loại/sản xuất thuốc nhuộm
Dầu hắc ín từ nhựa than đá UT da, phổi, bàng quang Vật liệu xây dựng, các điện cực.
Nhựa than đa, Bồ hóng, Asen và hợp chất của asen UT da, phổi Nhiên liệu, chất màu, tính, kim loại, hóa chất trừ sâu
Dầu khoáng chưa được xử lý hoặc được xử lý sơ bộ UT da Dầu nhờn, nhiên liệu
Các hợp chất Niken UT mũi, phổi Luyện kim, hợp kim, chất xúc tác
Bụi gỗ UT mũi Công nghiệp gỗ
Vinyl chloride UT gan, phổi Ngành nhựa
Virus viêm gan B (HBV) và C (HCV) UT gan Y tế

Ở Việt Nam, theo các văn bản hiện có của nhà nước, các chất gây ung thư và các tác nhân gây BNN được đề cập gồm Benzen, Amiăng, Asen, các chất phóng xạ, hóa chất trừ sâu, các sản phẩm dầu, Crôm, Formaldehyde, vi rút viêm gan… So sánh với danh mực các chất gây UTNN trong các ngành nghề theo tài liệu quốc tế, danh mực các chất có thể gây ung thư tại Việt Nam còn thiếu rất nhiều.

Chính sách và kế hoạch hành động quốc tế phòng chống ung thư nghề nghiệp

Công ước quốc tế về phòng chống BNN và UTNN

Một số công ước quốc tế đã được Việt Nam phê chuẩn gồm: Công ước 155 về an toàn và sức khỏe nghệ nghiệp năm 1981 của ILO; Công ước Basel 1989 UNEP về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy; Công ước Stockholm 2001, UNEP về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới WHO 2003 và Công ước Rotterdam 2004 của UNEP/FAO.

Một số công ước quốc tế khác chưa được phê chuẩn tại Việt Nam gồm: Công ước 170 năm 1990 của ILO về an toàn sử dụng hóa chất tại nơi làm việc; Công ước 162 năm 1986 về Amiăng, Nghị Quyết năm 2006 về Amiăng, ILO; Công ước Benzene số 136, 1971 (ILO) và Công ước số 139 về kiểm soát và phòng ngừa các yếu tố nghề nghiệp độc hại do các chất hoặc các tác nhân gây ung thư, năm 1974 (ILO). Đây là những công ước quan trọng trong hoạt động phòng chống UTNN như định kỳ xác định các chất và các tác nhân gây ung thư, việc tiếp xúc nghề nghiệp với các chất và các tác nhân đố phải bị cấm; cố gắng thay thế những chất và những tác nhân gây ung thư mà người lao động có thể tiếp xúc trong quá trình làm việc bằng những chất hoặc những tác nhân không gây ung thư hoặc ít độc hại.

Chiến lược và kế hoạch hành động của các tổ chức quốc tế về phòng chống BNN và UTNN:

Tổ chức ILO và WHO đã xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động về phòng chống UTNN như Nghị quyết 58,22, WHO 2005 về phòng chống và kiểm soát ung thư. Kế hoạch Hành động toàn cầu của WHO về “sức khỏe người lao động” giai đoạn 2008-2017 đưa ra 5 kiến nghị để giảm bệnh ung thư của người lao động gồm:

1.Cam kết chính trị – phát triển các công cụ chính sách về bệnh ung thư của người lao động

2.Phòng chống cơ bản – xóa bỏ Amiăng, khói thuốc lá và chất gây ung thư tại nơi làm việc, gia đình và cộng đồng.

3.Y tế lao động – sử dụng nơi làm việc như là cơ sở can thiệp để phát hiện sớm và điều trị các bệnh ung thư của người lao động.

4.Tăng cường bằng chứng, cải thiện giám sát, nghiên cứu và truyền thông.

5.Phối hợp liên ngành y tế, lao động, môi trường, thương mại và các chính sách khác về phòng chống ung thư cho người lao động.

Những khoảng trống trong phòng chống UTNN tại Việt Nam

Văn bản pháp quy

– Chưa có danh mục các bệnh UTNN trong Danh mục BNN của Việt Nam, còn Danh mục các chất gây UTNN và tiêu chuẩn vệ sinh lao động đối với các chất gây UTNN còn thiếu nhiều.

– Chưa có quy định báo cáo số liệu về tử vong do BNN và UTNN

– Chưa có quy định các cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm giám sát môi trường lao động và báo cáo lên tuyến trên.

– Chưa có quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa y tế doanh nghiệp va y tế địa phương về chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

– Chưa có các văn bản quy định chế độ khám BNN, giám định, bồi thường đối với bệnh UTNN, các trường hợp người lao động chưa tham gia Bảo hiểm xã hội

Chiến lược và chương trình hành động

– Hiện nay chưa có chiến lược và chương trình hành động quốc gia về phòng chống các loại UTNN như khuyến cáo của các tổ chức quốc tế.

– Trong chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, có dự án tăng cường phòng chống các BNN, nhưng không đưa ra các bệnh UTNN cần nghiên cứu bổ sung.

Hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tập huấn

Hiện nay chưa có các tài liệu và các lớp huấn luyện riêng về tác hại UTNN và bệnh UTNN và chưa có thông tin tuyên truyền về phòng chống UTNN.

– Cơ sở dữ liệu cho xây dựng chiến lược.

– Hiện nay chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về hóa chất gây UTNN.

– Chưa có các điều tra, nghiên cứu cấp quốc gia, cấp ngành về UTNN; nghiên cứu về các yếu tố nghề nghiệp đối với những trường hợp người lao động bị ung thư.

– Hồ sơ tại Bệnh viện chưa khai thác tiền sử tiếp xúc yếu tố nguy cơ UTNN;

KHUYẾN NGHỊ

– Xây dựng và bổ sung các văn bản pháp quy về UTNN như bổ sung UTNN vào danh mục BNN Việt Nam, chỉ định các cơ quan đầu mối đối với các chất gây BNN…

– Xây dựng chiến lược, chương trình hành động quốc gia về phòng chống UT tại nơi làm việc.

– Thiết lập hệ thống giám sát UTNN ở Việt Nam

– Thực hiện các nghiên cứu toàn diện về nguyên nhân, hậu quả, ghi nhận về UTNN.

– Nâng cao năng lực các cơ sở khám, giám định UTNN.

– Tăng cường giáo dục truyền thông phòng chống UTNN.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook