Thứ Năm, 21/09/2023 | 19:26

Ung thư tuyến giáp hiện đang là loại ung thư được nhiều người quan tâm. Tuy vậy các thể u khác nhau đưa ra các mức độ ác tính của từng loại tế bào u cũng khác nhau.

Tuyến giáp cấu tạo gồm các loại tế bào.

+ Tế bào nang giáp (Follicular cell) chế tiết hormone giáp Thyroxine (T4) and Tri-iodothyronine (T3).

+ Tế bào cạnh nang còn gọi là tế bào C (Parafollicular cell – C cell) chế tiết hormone Calcitonin.

+ Tế bào Hurthle (Hurthle cell) bản chất nó cũng chính là Phồng bào (Oncocyte).

Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp

Như vậy về u tuyến giáp cũng phát sinh chính yếu từ các loại tế bào này.

I) U lành tuyến giáp.

– Tế bào nang giáp (Follicular cell) sẽ phát triển thành Nhân tuyến giáp (Follicular adenoma). Nhân tuyến giáp có thể ở dạng đặc, nang, hoặc đặc nang hỗn hợp.

+ Tổn thương đặc: Phình giáp hạt (Nodular goiter) và phình giáp đa hạt (Multinodular goiter) đây là tổn thương lành tính thường gặp I.

+ Tổn thương nang: Nang giáp keo (Thyroid colloid cyst – TCC).

+ Tổn thương hỗn hợp nang và đặc cũng thường là bản chất nang giáp hoặc phình giáp hạt không điển hình.

– Tế bào Hurthle sẽ phát triển thành U phồng bào (Oncocytoma) khá hiếm gặp.

– Tế bào C cell sẽ phát triển thành U tuyến tế bào C (C-cell adenoma) khá hiếm gặp.

II) U ác tuyến giáp

– Tế bào nang giáp (Follicular) sẽ phát triển thành Ung thư giáp thể nhú (Papillary thyroid cancer – PTC) đây là loại ung thư thường gặp I chiếm 80% trường hợp u ác tuyến giáp và ung thư giáp thể nang (Follicular thyroid cancer – FTC) chiếm khoảng 10% trường hợp. Riêng đối với ung thư giáp thoái sản (Anaplastic thyroid cancer – ATC) khá hiếm gặp.

– Tế bào Hurthle sẽ phát triển thành Ung thư phồng bào (Oncocytic carcinoma) khá hiếm gặp.

– Tế bào C cell sẽ phát triển thành Ung thư tủy giáp (Medullary thyroid cancer – MTC) đây là loại ung thư khá hiếm gặp và nó thuộc về họ Ung thư thần kinh nội tiết Carcinoid.

=> Như vậy đối với tổn thương lành tính tuyến giáp thì Phình giáp hạt là ưu thế và đối với tổn thương ác tính tuyến giáp thì Ung thư giáp thể nhú PTC là ưu thế trong gần 80% trường hợp.

+ Tổn thương phình giáp hạt có nguy cơ hóa ác không?

Câu trả lời là cực kỳ thấp nên khá an tâm. Theo một nghiên cứu quy mô theo dõi dọc 5 năm trên gần 18,000 bệnh nhân có nhân giáp lành tính gần đây đăng trên tạp chí của Hội tuyến Giáp Châu Âu tỉ lệ hóa ác này là 1/1,000.

+ Đối với ung thư tuyến giáp thì việc chẩn đoán sớm và phẫu thuật triệt để được xem là lựa chọn tối ưu và kinh điển cho bệnh nhân. Gần đây, đốt sóng cao tần (Radiofrequency Ablation – RFA) các nhân ung thư giáp thể nhú PTC kích thước rất nhỏ (< 10mm, micro PTC) và giai đoạn rất sớm (T1aN0M0) cũng đang được thế giới quan tâm thảo luận, nghiên cứu khá nhiều và theo dõi dọc. Số lượng nghiên cứu trên RFA cho PTC giai đoạn T1bN0M0 (1-2cm) chưa nhiều nhưng cũng có vài trung tâm lớn trên thế giới triển khai nhiều nhất là tại Hàn Quốc.

+ Do vậy điều cần làm là xác định thật sớm ung thư giáp và khi chúng ở kích thước thật nhỏ điều này là nằm ở phía bệnh nhân. Vai trò chọc hút bằng kim nhỏ FNA dưới hướng dẫn siêu âm đối với các tổn thương giáp nghi ngờ (TI-RADS 3-5) tùy kích thước và nhận định của bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh rất quan trọng. Nếu kết quả tế bào học không phù hợp với hình ảnh siêu âm thì vẫn cần thực hiện lại FNA. Vì FNA có độ nhạy và độ chính xác thấp nên cần cân nhắc cả Core biopsy trong một số trường hợp bất tương hợp giữa siêu âm và FNA không thể giải quyết được. Hy vọng bài ngắn này giúp chúng ta hiểu hơn về Ung bướu tuyến giáp một cách toàn diện, đơn giản nhưng hiệu quả

Theo Bs Nguyễn Minh Đức

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook