Tỷ lệ bệnh nhân ung thư khí quản, ung thư tuyến tiền liệt tăng mạnh trong ba thập kỷ qua, trong đó ung thư vú có tỷ lệ mắc bệnh khởi phát sớm cao nhất.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất được công bố trên BMJ Oncology (Tập san do tập đoàn BMJ một thành viên thuộc Hiệp hội Y khoa Anh quốc xuất bản) cho thấy số ca ung thư ở những người dưới 50 tuổi đã tăng thêm 79% trong suốt ba thập kỷ qua, dữ liệu được phân tích và đánh giá từ năm 1990 đến năm 2019 trên các châu lục.
Nghiên cứu tổng hợp và xem xét tỷ lệ của 29 loại bệnh ung thư tại 204 quốc gia và khu vực khác nhau. Năm 2019, tổng số ca ung thư khởi phát sớm ở nhóm tuổi 14 đến 49 là 3,26 triệu người, tăng 79,1% kể từ năm 1990. Tương tự, tỷ lệ tử vong liên quan đến ung thư cũng tăng 27,7% kể từ năm 1990, trong đó ung thư vú, khí quản, phổi, ruột, dạ dày có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư khí quản, ung thư tuyến tiền liệt tăng mạnh trong ba thập kỷ qua, trong đó ung thư vú có tỷ lệ mắc bệnh khởi phát sớm cao nhất. Ngược lại các trường hợp ung thư gan khởi phát sớm lại giảm.Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân khiến ung thư ngày càng phổ biến ở những người trẻ tuổi. Ngoài yếu tố di truyền, chế độ ăn quá nhiều thịt đỏ, muối, đạm… cũng khiến người trẻ tuổi dễ mắc ung thư. Tương tự, việc ít ăn rau củ, trái cây, uống sữa… cũng là một yếu tố cần cân nhắc.
Ngoài những nguyên nhân trên, uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lá điện tử cũng là yếu tố gây nguy cơ ung thư ở những người từ 25 đến 50 tuổi. Tương tự, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không vận động thể dục thể thao cũng là nguyên nhân khiến chỉ số khối cơ thể cao và lượng đường trong máu tăng cao.
Theo thống kê tại Bắc Mỹ, Australia và Tây Âu, ba khu vực trên có tỷ lệ mắc bệnh ung thư khởi phát sớm cao nhất trong năm 2019. Những nơi như Đông Âu, Châu Đại Dương và Trung Á có tỷ lệ tử vong vì ung thư cao nhất.
Các tác giả nhận định “Tỷ lệ mắc bệnh ung thư khởi phát sớm ngày càng gia tăng có thể một phần do việc tăng cường sàng lọc và phát hiện sớm ở các khu vực và quốc gia phát triển”. Điều này có tác dụng cảnh báo tới cộng đồng, qua đó mỗi người dân cần xây dựng lối sống lành mạnhgiảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong.
Theo dự đoán của các chuyên gia, các bệnh ung thư khởi phát sớm có thể sẽ tăng 31% và tỷ lệ tử vong tăng 21% vào năm 2030. Tuy nhiên môi trường, lối sống, mức độ điều trị y tế khác nhau cũng có thể gây ra sự khác biệt về số lượng ca ung thư và tỷ lệ tử vong ở mỗi quốc gia, khu vực.
Tại Việt Nam, 5 loại ung thư phổ biến nhất đến thời điểm hiện tại gồm ung thư gan chiếm tỉ lệ cao nhất (14,5%), ung thư phổi (14,4%), ung thư vú (11,8%), ung thư dạ dày (9,8%) và ung thư đại trực tràng (9%).
Báo cáo tại Hội nghị Khoa học phòng chống ung thư thường niên lần thứ 9 từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) năm 2020 cho thấy tỉ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc xếp thứ 90/185 quốc gia, từ 165.000 ca mới vào năm 2018 tăng lên 182.000 ca mới vào năm 2020, tỉ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc xếp 50/185 sau 2 năm. Dự đoán đến năm 2025, Việt Nam có 60.000 bệnh nhân xơ gan, 25.000 bệnh nhân ung thư gan và 40.000 trường hợp tử vong.
Sở dĩ ung thư gan tại Việt Nam chiếm tỉ lệ cao do yếu tố di truyền từ thế hệ những năm 1960 trở về trước. Thời điểm đó tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh về gan cao, đến nay các thế hệ sau đã lớn tuổi nhiều người phát triển thành ung thư gan. Do đó những thập niên tới, tỉ lệ người mắc bệnh gan sẽ giảm.
Ngoài ra, một sốyếu tố tác động đến việc gia tăng bệnh nhân ung thư do dân số Việt Nam đang trong thời kỳ già hóa, tuổi cao, sức khoẻ giảm, thời gian tiếp xúc với các yếu tố dài làm tăng tỉ lệ mắc ung thư. Một nguyên nhân khác dẫn đến số người mắc và tử vong do ung thư tăng do lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học…
Lời kết
Nguyên nhân khiến số bệnh nhân ung thư trên toàn thế giớigia tăng, phổ biếnở tuổi trung niên do tiêu thụ nhiều thịt đỏ, muối, rượu, lối sống ít vận động…Tại Việt Nan, theo phân tích của các chuyên gia, trong thập niên tới, tỷ lệ bệnh nhân ung thư gansẽ giảm do người dân đã nhận thức và tiêm ngừa vắc xin phòng ngừa HBV, tương tự viêm gan C đã có thuốc điều trị dứt điểm.
Tuy nhiên, để giảm thiểu bệnh nhân ung thư trên toàn thế giới,mỗi quốc gia cầnkhuyến cáo người dân xây dựng lối sống lành mạnh: không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, thực phẩm hun khói, thịt đỏ…tăng cường các loại rau quả, trái cây trong thực đơn hàng ngày. Chú trọng và duy trì khám sức khỏe định kỳ hàng năm giúptầm soát, phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. Đặc biệt chú trọng việc tiêm phòng vắc xinHBV, viêm gan C…hàng năm.Song hành với những phương pháp trên, người dân cầntạo thói quen tập thể dục, thể thao hàng ngày, hạn chế căng thẳng, stress …để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những thực phẩm nào làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Những biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư máu
Những bí quyết giúp loại bỏ ung thư ra khỏi đời sống
Vai trò của liệu pháp quang động trong điều trị ung thư
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.