Câu chuyện này là bài học lớn giúp chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc để ý những triệu chứng đơn giản như đau bụng, tiêu chảy…
Hoàng Cương Cương, 19 tuổi (người Trung Quốc) là một học sinh xuất sắc vừa nhận giấy báo nhập học Đại học Ôn Châu. Nhưng số phận thật trớ trêu, kết quả khám bệnh giống như là một trò của của số phận mà không ai có thể tin nổi.
Bị tiêu chảy, đau bụng nhưng không để ý
Vào đầu năm nay, khi Cương nói với mẹ rằng sức khỏe của cậu không được ổn, hơi đau bụng âm ỉ, ăn không ngon miệng, da xanh xao hơn, thể lực cũng không đạt được phong độ bình thường.
Lúc đầu, bố mẹ cậu nghĩ rằng có thể do con học quá mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, nên cũng không để ý gì, chỉ mua thêm thức ăn về bổ sung dinh dưỡng cho con.
Sau đó, Cương tiếp tục bị đau bụng và đôi khi bị tiêu chảy nhưng cậu vẫn không quan tâm, nghĩ rằng có thể do thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nên lại tiếp tục lao vào “cuộc đua nước rút” ôn thi đại học.
Sau khi thi đại học xong, cậu cảm thấy đau hạ sườn dưới bên phải nhiều hơn và thường xuyên hơn, mức độ nghiêm trọng hơn. Cảm thấy hiện tượng bụng phình to, thể lực xấu đi từng ngày.
Đến lúc không thể chần chừ thêm được nữa, gia đình cậu đã đưa Cương đến một bệnh viện địa phương để kiểm tra.
Sau khi khám, các bác sĩ cho biết ở phần bụng dưới bên phải của Cương có thể sờ thấy một khối u, ngay lập tức giới thiệu gia đình đưa Cương lên bệnh viện tuyến trên.
Theo kết quả nội soi của Bệnh viện Ung thư Chiết Giang, trong ruột kết của Cương có một khối u khoảng 8cm đang làm tắc nghẽn, đồng thời trong ổ bụng có rất nhiều dịch phù nề.
Trong thành màng bụng có nhiều dấu hiệu cho thấy khối u đã di căn. Xét nghiệm sinh hóa cho thấy trong dịch trướng có các tế bào ung thư đặc biệt.
Bệnh ung thư đại trực tràng trung bình 45 tuổi mới xuất hiện, vậy sao 19 tuổi đã mắc?
Bác sĩ Lý Đức Xuyên, trưởng khoa Ung thư, người trực tiếp khám bệnh cho Cương ngay lập tức lên phương án phẫu thuật cắt bỏ khối u cho Cương. Rất may, tình trạng sức khỏe sau phẫu thuật của cậu tiến triển khá tốt.
Bác sĩ Xuyên cho biết, những khối u đại tràng phải thường phát triển với triệu chứng khá lặng lẽ.
Bệnh nhân thường thấy đau hạ sườn phải phía dưới, thiếu máu, triệu chứng chảy máu đường ruột có thể không được rõ ràng, dẫn đến bệnh nhân không có sự chú ý, và thậm chí một số người nghĩ là đau dạ dày.
Theo bác sĩ Xuyên, trước đây bệnh nhân mắc bệnh này có độ tuổi phổ biến từ 45-60 tuổi, nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa.
Ngoại trừ các yếu tố di truyền, thì một số nguyên nhân sau đây chính là “thủ phạm” gây ra bệnh ung thư ruột kết như chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, thừa protein, những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, ô nhiễm môi trường…
Bác sĩ Xuyên cảnh báo, nguy cơ ung thư đại trực tràng ở nam giới trẻ tuổi đang có tỉ lệ ngày càng tăng lên rất nhiều, và thường các khối u đã tiến triển đến giai đoạn muộn mới phát hiện ra.
Điều này thật đáng tiếc bởi những người trẻ tuổi thường không quan tâm nhiều đến cơ thể của mình, nhất là quan sát từ các triệu chứng đơn giản ban đầu.
Nếu không đi đến bệnh viện để kiểm tra, trung bình chỉ mất 10 tháng hoặc hơn một chút là bệnh đã tiến triển xấu.
Những người trẻ tuổi cần phải đặc biệt lưu ý
Theo ý kiến của bác sĩ Xuyên, đại đa số người nghĩ rằng ung thư chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi. Vì thế khi còn trẻ, họ thường không “đoái hoài” đến nguy cơ của bệnh này.
Thực tế những năm qua cho thấy, bệnh ung thư giờ không “trừ một ai” và càng ngày càng trẻ hóa, thậm chí có xảy ra đối với trẻ em nhỏ tuổi.
Bác sĩ Xuyên thật sự muốn khuyến cáo rằng, thanh niên cũng nên chú ý nhiều đến sức khỏe, đừng mang tâm lý chủ quan. Mỗi lần có triệu chứng bất thường, phải hết sức lưu ý. Khi tiến triển với xu hướng xấu, phải lập tức đi khám
Nhiều người trẻ tuổi đi ngoài xuất hiện máu trong phân không để ý, không chú ý chế độ ăn uống, ít tập thể dục dẫn đến nhiều thanh niên đã mắc bệnh về tiêu hóa, bệnh trĩ.
Khi bị đau bụng hoặc thiếu máu không rõ nguyên nhân, một số bệnh nhân ung thư đại tràng phải còn không có biểu hiện đau bụng thường xuyên, mệt mỏi, chán ăn, rất dễ hiểu nhầm là đau dạ dày.
Nếu điều trị dạ dày vô tình đã làm kéo dài thời gian phát hiện bệnh.
Bên cạnh đó, nếu nhận thấy thói quen đại tiểu tiện bị thay đổi bất thường, cũng là lúc bạn nên chú ý.
Trong trường hợp táo bón hoặc tiêu chảy bình thường mà uống thuốc không khỏi thì ngay lập tức phải vào viện khám để kiểm tra khối u.
Trong trường hợp phân loãng, càng phải đặc biệt cảnh giác, khẩn trương xét nghiệm xem có liên quan đến bệnh ung thư ruột kết hay không.
Thầy giáo phải nghỉ dạy vì ung thư, hơn 600 học sinh xuất hiện trước cửa nhà và làm thầy bất ngờ
Theo giadinhhiendaivn
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.