Quảng cảnh buổihội thảo.
Để minh họa cho thông điệp nói trên, ông mang đến cuộc hội thảo hình ảnh một bệnh viện nằm trong chính ngôi trường này với quy mô 2.143 giường bệnh, được chia thành 21 khu vực trong 45 tòa nhà được tọa lạc trên 23 ha. Riêng khu vực Lão khoa ở đây thường xuyên có quy mô gần 300 giường, được cơ cấu theo nhiều hình thức chăm sóc khác nhau tùy theo từng đặc điểm, đối tượng: Nội lão khoa, chăm sóc hồi sức sau cấp cứu và phục hồi chức năng, lưu trú có chăm sóc y tế và đánh giá lão khoa… nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe người cao tuổi suốt đời.
Điều này là vô cùng quan trọng vì ở Pháp, theo GS. Marc Berthel, mức tăng tuổi thọ rất cao, 3 tháng/ năm, 6h/ ngày và người già ở Pháp thường sống với nhau theo từng cặp đôi hoặc sống một mình.
Còn tại Việt Nam, ngay từ cách đây 5 năm, GSPhạm Thắng – Giám đốc BV Lão khoa Trung ương đã báo động: Dân số nước ta sẽ già hoá sau 25 năm nữa, tức là khi đó, nước ta sẽ có đến từ 20% dân số trở lên là người cao tuổi. Đa phần người già còn “khoẻ mạnh” – từ dùng chỉ những người đang được “lão hoá thành công”. Số khác có mắc một vài bệnh mãn tính, tuy nhiên, họ vẫn có thể được chữa chạy ở nhiều cơ sở y tế.
Nhưng, ứng xử với số còn lại mới là vấn đề vô cùng nan giải. Cùng lúc họ mắc rất nhiều bệnh khác nhau và đòi hỏi phải được chăm sóc sức khoẻ cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Theo góc độ chuyên môn thì hầu như các bệnh viện đều không muốn nhận ngoài các BV lão khoa hay những chuyên khoa lão tại các cơ sở y tế.
“Khi người cao tuổi được tăng tuổi thọ, đó cũng là niềm tự hào của tất cả chúng ta”- Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn phát biểu tại cuộc hội thảo. Nhưng, thực sự đó cũng là một thách thức. “Làm sao để họ không phải cậy nhờ nhiều vào bệnh viện – ông Tuấn nhấn mạnh – Muốn vậy, phải làm sao cho toàn dân cùng tham gia vào hệ thống chăm sóc người cao tuổi để họ có chất lượng cuộc sống ngày một tốt lên. Đây phải được hiểu một cách cụ thể, tỷ mỉ từ việc bố trí tay vịn cầu thang, nhà vệ sinh ra sao đến việc hình thành và hoạt động các nhà dưỡng lão thế nào…”.
Luật Chăm sóc người cao tuổi chúng ta đã có. Vấn đề là ở chỗ chúng ta phải có kế hoạch tổng thể, xây dựng được những chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia sự nghiệp này. Phải nghiên cứu là sao có cách chăm sóc phù hợp, chi phí hợp lý. Mục tiêu của chúng ta làm sao cho họ giảm bớt được bệnh tật cũng như ít phải cậy nhờ đến bệnh viện…
Trần Ngọc Kha
Nguồn: Đại đoàn kết
Chưa có bình luận.