TS .Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hàng ngày tại Trung tâm có tới trên 60 % trẻ đến khám dinh dưỡng với nguyên nhân là biếng ăn, nhưng thực chất đúng biếng ăn do bác sĩ chẩn đoán chỉ khoảng 40%, còn lại là ngộ nhận. Việc biến ăn của trẻ cũng có một sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ ăn.
3 sai lầm thường mắc của bố mẹ
Theo TS. Nga không chỉ ở Viện Dinh dưỡng, báo cáo Bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng trên 30% trẻ 6 tháng-3 tuổi trẻ biếng ăn cao nhất. Kể cả Mỹ, tỷ lệ trẻ biếng ăn khoảng 25-50%.
Trong đó, các yếu tố bệnh lý tác động đến biếng ăn thì ít mà chủ yếu do cách ăn, chế độ dinh dưỡng. Cách ăn sai lầm hay gặp nhất là cách cho ăn dặm chưa đúng cách nên thường xảy ra ở trẻ 6 tháng trở lên (độ tuổi ăn dặm đến trẻ 3-4 tuổi).
Có nhiều lý do biếng ăn của trẻ, trong đó việc cha mẹ tập cho con làm quen thức ăn không phù hợp. Theo đó, 3 sai lầm bố mẹ thường mắc phải khi cho con ăn khiến trẻ càng lười ăn hơn.
Thứ nhất thời gian ăn: trẻ mới bắt đầu ăn dặm, tăng lên 2 bữa ăn dặm bột cháo liền nhau, bữa ăn dặm ngay sát bữa sữa khiến trẻ vẫn còn no và không muốn ăn.
Thứ hai là lựa chọn thực phẩm: nhiều bà mẹ trẻ thích cập nhật kiến thức mới nước ngoài. Mà ngày nay “phong trào” ăn dặm kiểu Nhật được các bà mẹ rất quan tâm, việc áp dụng các phương pháp ăn uống từ nước ngoài mà chưa được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị sẽ dẫn đến những hệ lụy như nội dung không thực tế. Ăn dặm kiểm Nhật chủ yếu dạng thực phẩm luộc hấp, thiếu hẳn chất béo, dầu mỡ giàu năng lượng.
Ngược lại, cũng có nhiều cha mẹ áp dụng thức ăn truyền thống thiếu năng lượng khiến trẻ yếu, chậm lên cân. Thậm chí, có cha mẹ cho trẻ ăn lại quá ít đạm, có trường hợp chỉ dùng đạm thực vật (đậu phụ) hoặc chỉ dùng nước (nước xương), không ăn cái, ăn bã, làm lượng ăn của trẻ rất ít, làm trẻ thiếu năng lượng và thiếu chất, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc không quan tâm đến ngoại cảnh, nó khiến trẻ chậm các giác quan, chậm phát triển thể chất.
Thứ 3 cách cho ăn, nhiều gia đình nóng nảy, quát thảo, khiến trẻ cảm thấy, sợ hãi, căng thẳng mệt mỏi. Nhiều trẻ bị các bệnh cấp tính như viêm họng, mọc răng thì lười ăn tuy nhiên, cha mẹ không kiên trì lại thường hay cáu. “Có bà mẹ còn nói đến bữa ăn phải tát con để con há mồm mới đút thức ăn vào được. Đây là hành động kỳ quặc gây biếng ăn tâm lý”, TS. Nga nhấn mạnh.
Phải tạo được sự thích thú ăn cho trẻ
Quản lý thời gian ăn và bữa ăn của trẻ
Theo đó, để trẻ “thích thú” với bữa ăn, TS. Nga khuyến cáo, bố mẹ phải quản lý thời gian ăn của trẻ tốt: bữa ăn đặc và loãng xen kẽ, tránh xếp 2 bữa chính gần nhau. Phải khống chế bữa ăn, không nên kéo dài quá 30 phút. Nếu con ăn quá ít, đẩy bữa sau lên sớm hơn. Chúng ta phải cho trẻ ăn thức ăn tốt cho sức khỏe, ăn đủ chất, ăn lượng đủ. Chọn thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng. Chúng ta phải tự tay nấu cho trẻ ăn. Nếu ăn bột cháo theo kiểu Nhật phải tra thêm dầu mỡ, đạm động vật. Với cá đồ ăn chế biến ăn, đồ ăn liền trẻ cũng dễ suy dinh dưỡng, dù ngon nhưng năng lượng chưa đủ cho độ tuổi của trẻ.
Phải tạo được sự thích thú ăn cho trẻ. Sửa soạn bàn ăn gia đình, nơi ăn thoải mái. Tạo thói quen cho trẻ ngay từ đầu khi ăn dặm phải ăn nghiêm túc, ngồi vào bàn ăn, tránh cho trẻ chạy chơi. Tránh việc xao lãng trong bữa ăn: như vừa ăn vừa xem TV, điện thoại thông minh, gây ra rối loạn hành vi ăn uống ở trẻ. Bởi như vậy nó liên quan đến thần kinh tạo ra thói quen không tốt cho hành vi ăn uống trong cả cuộc đời sau này.
Nên đa dạng thức ăn, cho trẻ tiếp xúc với thức ăn mới. Nhiều cha mẹ thấy con lười ăn nên lại ngại cho trẻ tiếp xúc đồ ăn mới. Chúng ta nên tập bài bản, thức ăn mới nên đưa dần dần từ từ, không đưa cùng lúc nhiều quá. Chúng ta chia ra thức ăn riêng rẽ khác nhau, bày kích thích thị giác giúp trẻ hào hứng ăn.
H.Nguyên(Nguồn: SKDS)
Chưa có bình luận.