Thứ Năm, 21/12/2017 | 19:14

Một người đàn ông Trung Quốc 53 tuổi đã sống ở sân bay gần một thập kỷ qua để được thỏa thích uống rượu mà không sợ bị vợ cằn nhằn, ngăn cản.

Ông Wei Jianguo, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, bỏ nhà đi từ năm 2008 sau cuộc cãi vã nảy lửa với vợ. Kể từ đó, ông Wei dành cả ngày lẫn đêm ở tại sân bay quốc tế Bắc Kinh. Đây là sân bay bận rộn thứ hai thế giới với lượng hành khách lên đến 9,4 triệu người vào năm 2016.

Chán nghe vợ phàn nàn, người đàn ông bỏ nhà sống ở sân bay 10 năm

Ông Wei bày bừa rất nhiều đồ ăn, thức uống trên ghế của những hành khách sân bay quốc tế Bắc Kinh.Theo Pear Video, mặc dù trở thành người vô gia cư nhưng ông Wei lại tỏ ra rất hài lòng với cuộc sống của mình. Ông tiết lộ sân bay quốc tế Bắc Kinh rất ấm cúng và ông có thể thoải mái ăn, uống theo ý muốn. Ông đã thiết kế một căn bếp di động bằng cách mang nồi cơm điện ở nhà ra sân bay và đi vòng quanh để mua thức ăn.

Ngoài ra, ông Wei cũng chuẩn bị sẵn một chỗ ngủ trên sàn sân bay với chăn ấm đầy đủ. Ông này còn lấy cả một số nhu yếu phẩm từ nhà mình và để chúng vào xe đẩy.

Điều đáng chú ý là ông Wei có thể trở về nhà bất cứ khi nào, nhưng ông không muốn.

“Tôi không được phép uống rượu ở nhà”, ông Wei nói.

Chán nghe vợ phàn nàn, người đàn ông bỏ nhà sống ở sân bay 10 năm

Sự bày bừa của ông Wei gây mất mỹ quan cho sân bay. Người đàn ông 53 tuổi cho biết ông bị thất nghiệp và mỗi tháng nhận được khoản trợ cấp 1.000 nhân dân tệ (3,4 triệu đồng) từ chính phủ.

Theo Sina, sân bay Bắc Kinh cũng đã cố gắng tìm cách “đuổi khéo” ông Wei nhưng người đàn ông này vẫn kiên trì bám trụ ở đó suốt 10 năm qua.

Chán nghe vợ phàn nàn, người đàn ông bỏ nhà sống ở sân bay 10 năm

Dù nhiều lần bị quản lý sân bay yêu cầu dời đi, ông Wei vẫn kiên quyết bám trụ ở sân bay suốt 10 năm.Tuy nhiên, theo Dailymail, ông Wei không phải là người duy nhất chọn sống vật vờ ở sân bay. Ông Mehran Karrimi Nasseri (người Iran) còn sống ở sân bay Paris trong 18 năm, từ năm 1988 đến năm 2006 – cho đến khi ông phải nhập viện vì bị bệnh. Ông Mehran buộc phải tạm trú tại sân bay Paris vì bị từ chối nhập cảnh vào Anh. Câu chuyện của ông Mehran đã khơi nguồn cảm hứng của hãng phim Mỹ ra đời tác phẩm The Terminal năm 2004.

Ngậm ngùi clip về người mẹ khiến chúng ta phải suy ngẫm!

Hoàng Minh (TH)

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook