Cần làm gì trước tâm lý nặng nề của bệnh nhân ung thư
Tâm lý lúc sửng sốt lúc hi vọng của bệnh nhân ung thư khiến cho người thân bấn loạn
Hàng năm trên thế giới có vào khoảng 16 triệu người chết vì ung thư. Tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng cao, các yếu tố tác động gây bệnh do môi trường, ăn uống không an toàn, thuốc lá, rượu bia, nhiễm siêu vi trùng ….có thể thay đổi được, còn có các yếu tố khác không thể thay đổi được đó là di truyền và tuổi tác. Đây là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu của con người.
Theo kết quả đánh giá nhanh của Bộ Y tế về chăm sóc giảm nhẹ tại 5 tỉnh thành, bệnh nhân ung thư phải chịu đựng tâm lý nặng nề và tình cảm. 48% cảm thấy hoàn toàn hoặc một phần không hài lòng về cuộc sống của họ, 87% bệnh nhân ung thư buồn hoặc rất buồn. 64% người chăm sóc nói rằng họ dành hơn 10 giờ mỗi ngày để chăm sóc cho thành viên trong gia đình bị ung thư. Người chăm sóc bệnh nhân ung thư mất 20-24 giờ một ngày nên cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm.
Khi biết mình mắc bệnh hiểm nghèo này, diễn biến tâm lý của mỗi bệnh nhân rất phức tạp. Mỗi người đấu tranh với những cảm xúc khác nhau, trải qua các giai đoạn cảm xúc khác nhau. Lúc buồn, lúc phản kháng, lúc níu kéo kiểu muốn được đánh đổi, lúc chấp nhận….
Bác sĩ Lê Văn Đạt Nhân, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết, tất cả bệnh nhân đều có phản ứng về cảm xúc, tâm lý nặng nề đối với bệnh ung thư. Ung thư có thể tác động đến bệnh nhân ở nhiều khía cạnh như cảm giác về bản thân, lòng tự trọng hoặc ý thức về giá trị bản thân, niềm tin tôn giáo… Một số người đấu tranh với những cảm xúc khác nhau hoặc chuyển qua các giai đoạn cảm xúc khác nhau, không phải lúc nào cũng theo thứ tự có thể dự đoán được. Những cảm xúc này có thể xuất hiện đột ngột hoặc tồn tại dai dẳng.
Những phản ứng cảm xúc của bố mẹ hoặc anh chị em bệnh nhân đang sắp qua đời đòi hỏi sự chú ý đặc biệt vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân. Những bệnh nhân, thân nhân ở các giai đoạn khác nhau của bệnh ung thư có thể sẽ có các phản ứng cảm xúc khác nhau. Do đó cần xác định rõ giai đoạn bệnh để chọn phác đồ điều trị thích hợp cũng như hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân một cách thích hợp.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam có 4 giai đoạn tâm lý đối với một bệnh nhân ung thư cần được gia đình và bác sĩ nắm rõ để
Giai đoạn sửng sốt và nghi ngờ:
Ở giai đoạn này sau khi nghe biết mình bị ung thư bệnh nhân rất sửng sốt bất ngờ, có người còn rơi vào tình trạng trầm cảm, u uất, cáu gắt với tất cả mọi người. Sau đó vài ngày họ chuyển sang trạng thái nghi ngờ không biết bác sĩ hay bệnh viện có chẩn đoán đúng hay không? Họ hy vọng là bệnh viện và bác sĩ chẩn đoán sai.
Tìm mọi cách chứng minh rằng mình không phải bị ung thư và tìm đến rất nhiều bác sĩ, cơ sở y tế để khám và hy vọng vào khả năng không bị ung thư. Ở giai đoạn này tâm lý nặng nề nên sự tư vấn hết sức khó khăn. Nhiều khi phải làm nghiệm pháp giả tức phải nói bệnh nhân chưa chắc đã bị ung thư mà chỉ nghi ngờ thôi…
Giai đoạn hy vọng:
Tinh thần bệnh nhân bớt dần căng thẳng, tin vào lời bác sĩ và nhân viên y tế; hy vọng vào phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác sẽ làm cho mình khỏi bệnh. Đây là giai đoạn tốt nhất để các thầy thuốc can thiệp vào điều trị và trấn an tâm lý cho bệnh nhân.
Kết hợp với thầy thuốc ở giai đoạn này là những chuyên viên tâm lý Y khoa hoặc những điều dưỡng có kỹ năng về tâm lý Y khoa giúp bệnh nhân tin tưởng, hy vọng và hồi phục sức khỏe tốt.
Giai đoạn chấp nhận
Sau khi can thiệp phẫu thuật hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác bệnh nhân chuyển sang giai đoạn chấp nhận về căn bệnh của mình. Tiếp tục theo dõi và sử dụng các phương pháp điều trị tiếp theo với hy vọng đến đâu cũng được, “sống chung với lũ”. Họ không còn nghĩ nhiều đến cái chết và không còn mặc cảm về bệnh tật nữa.
Ở giai đoạn này, những niềm tin về số mệnh về tôn giáo và gia đình sẽ an ủi họ rất nhiều để vượt qua được những đau đớn, khổ hạnh của bệnh tật.
Giai đoạn chờ đợi
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, họ ít nghĩ đến cái chết, chấp nhận sự ra đi và hy vọng vào một cuộc sống tương lai ở thế giới khác. Giai đoạn này rất cần sự giúp đỡ của tôn giáo với các vị linh mục, nhà sư và những người thân trong gia đình. Vai trò của các chuyên gia tâm lý trong gia đoạn này cũng rất cần thiết để họ ra đi trong một niềm hy vọng.
Ngoài ra, mặc cảm về bị mất cơ quan bộ phận trong cơ thể xảy ra rất nhiều ở người trẻ tuổi. Ở những phụ nữ trẻ nếu bị đoạn nhũ, các rối loạn tâm lý tình dục sẽ xảy ra có khi phải vài năm mới khắc phục được. Chính vì vậy khi tư vấn về phẫu thuật, thầy thuốc nên khuyên bệnh nhân phẫu thuật sớm khi khối u còn nhỏ. Ngoài việc điều trị tốt bệnh ung thư vú, bệnh nhân còn có cơ hội để tái tạo tuyến vú bằng chất liệu nhân tạo(túi ngực) hay bằng chính chất liệu của bản thân như dùng cơ lưng rộng, cơ thẳng bụng…
Diễn biến tâm lý của bệnh nhân ung thư
Yhocvn.net (Theo PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Cách tế bào ung thư di căn trong cơ thể người
Chưa có bình luận.