Nam châm là một vật chứa từ tính có khả năng hút hoặc đẩy những vật bằng kim loại nằm kề nó. Một nam châm có hai cực Bắc và Nam, chúng sẽ đẩy các nam châm có cùng cực và hút những nam châm trái cực. Nhờ đặc tính độc đáo đó mà nó đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như làm la bàn chỉ hướng, loa điện tử, quạt điện,… Và những thí nghiệm khoa học dưới đây có thể sẽ khiến bạn kinh ngạc hơn nữa về thứ kim loại từ tính này.
1. Nam châm Neodymi đi qua ống đồng
Nam châm neodymi là một loại nam châm đất hiếm được làm từ hợp kim neodymi, sắt và bo. Loại nam châm vĩnh cửu này với cấu trúc tinh thể kiểu tứ giác và ký hiệu hợp chất là Nd2Fe14B có khả năng tạo năng lượng từ lớn nhất trong số những hợp chất chứa từ tính hiện tại. Nam châm Neodymi được cả General Motors Corporation (Mỹ) và Sumitomo Special Metals (Nhật Bản) đồng thời phát minh ra năm 1982 và hiện vẫn đang là loại nam châm vĩnh cửu mạnh nhất từng được biết.
Khi được thả rơi trong ống đồng, lực từ trường của nam châm tạo nên dòng cảm ứng trong ống đồng khiến nó lại tạo ra một lực từ đẩy nam châm khiến nó rơi chậm hơn.
2. Nam châm và các thiết bị điện tử
Từ trường tạo ra từ nam châm có thể ảnh hưởng đến sự hiển thị của màn hình máy vi tính.
Tính đến năm 2012, mỗi năm Trung Quốc sản xuất 50.000 tấn nam châm Neodymi, là nước sản xuất hơn 95% nguyên tố đất hiếm và khoảng 76% nam châm đất hiếm trên toàn thế giới.
3. Làm ảo thuật với những vòng tròn nam châm
Nam châm Neodymi được phân loại theo mức năng lượng mà nó tạo ra, cái này liên quan đến từ thông phát ra trên mỗi một đơn vị khối lượng. Giá trị cao hơn cho thấy nam châm có lực mạnh hơn và được biểu thị từ N35 tới N52. Chữ cái đằng sau cấp độ lực từ biểu thị cho nhiệt độ hoạt động tối đa (con được gọi là nhiệt độ Curie), độ rộng từ M (100 độ C) tới EH (200 độ C).
4. Con quay lơ lửng
Con quay lơ lửng là một hiện tượng vật lý được Roy M. Harrigan phát hiện vào năm 1970. Khi một con quay nam châm quay đều trên trục của chính nó và trên đường sức từ của nam châm đế sẽ khiến con quay quay ổn định và lơ lửng trên không.
5. Nước từ Ferrofluid
Nước từ hay còn gọi là ferrofluid, tên đầy đủ là nước sắt từ hoặc chất lỏng từ, là một loại chất lỏng có từ tính. Nước từ bao gồm ba thành phần chính là hạt từ tính có kích thước từ vài nm đến vài chục nm, chất bao phủ bề mặt còn gọi là chất hoạt hóa bề mặt (có thể là chất rắn hoặc chất lỏng) và dung môi (chất lỏng). Khi tiếp xúc với trường điện từ mạnh, các hạt nước sắt từ nhỏ được ức chế vón cục lại với chất bao phủ bề mặt còn các hạt nước sắt từ to bị tách ra khỏi hỗn hợp keo đồng nhất hình thành một cụm nước sắt từ riêng biệt. Chúng ta có thể thấy trong video bên dưới.
Theo ntd.tv
Chân Nhất
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.