Thứ Sáu, 01/03/2024 | 09:06

Sa trực tràng là tình trạng bệnh lý mà trực tràng bắt đầu đẩy qua hậu môn. Thống kê cho thấy các triệu chứng của sa trực tràng gây ảnh hưởng đến khoảng 2,5 người trong số 100.000 người. Điều đáng lưu tâm là tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới, đặc biệt là nhóm nữ mắc bệnh trên 50 tuổi cao gấp 6 lần nam giới.

Các triệu chứng của sa trực tràng

Bệnh có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng có xu hướng đến từ từ với cảm nhận đầu tiên là cảm giác có khối phồng ở hậu môn giống như chúng ta đang ngồi trên một quả bóng. Khi soi gương có thể nhìn thấy rõ một khối phồng màu đỏ hồng ló ra ngoài hoặc kéo dài ra ngoài hậu môn. Đặc biệt khi đi nặng, một phần nhỏ của trực tràng sẽ trồi lên nhưng có thể tự rút ra hoặc dễ dàng đẩy trở lại vị trí cũ.

Bệnh gây ảnh hưởng đến các hoạt động như đi bộ, ngồi, tập thể dục.. cũng có thể khiến một phần của trực tràng đẩy qua hậu môn. Thời gian đầu khi dùng tay người bệnh có thể đưa được trở lại về vị trí thích hợp. Tuy nhiên nếu tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến chảy máu từ niêm mạc bên trong trực tràng. Trường hợp trực tràng sa một phần hoặc sa hoàn toàn, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát chuyển động ruột lỏng/đặc/khí từ trực tràng.

Các số liệu thống kê cho thấy một nửa số người mắc bệnh bị táo bón, số còn lại bị táo bón và đại tiện không tự chủ. Đây cũng là minh chứng cho thấy các dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này.

Phân loại

Ba loại được xác định bằng chuyển động của trực tràng gồm

Sa bên trong: Trực tràng bắt đầu sa xuống nhưng chưa đẩy qua hậu môn.

Sa một phần: Chỉ một phần của trực tràng đã di chuyển qua hậu môn.

Sa hoàn toàn: Toàn bộ trực tràng sa ra ngoài qua hậu môn.

Các nguyên nhân gây bệnh

Tổn thương thần kinh: Khi các dây thần kinh điều khiển trực tràng và cơ hậu môn bị tổn thương, bệnh sa trực tràng có thể phát triển. Những dây thần kinh này đôi khi có thể bị tổn thương do mang thai hoặc khi sinh khó qua đường âm đạo, do chấn thương cột sống, do phẫu thuật vùng chậu.

Cơ vòng hậu môn suy yếu: Cơ suy yếu cho phép phân đi từ trực tràng xuống hậu môn. Đây là lý do phổ biến do mang thai, sinh con hoặc do tuổi tác tăng lên.

Táo bón mạn tính: Táo bón mạn tính, diễn ra thường xuyên trong một thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây sa trực tràng.

Ngoài các yếu tố trên, một số điều kiện có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này như bệnh nhân mắc xơ nang, bệnh tiểu đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm ký sinh trùng, cắt bỏ tử cung, phụ nữ trên 50 tuổi…

Các biến chứng nguy hiểm

Bệnh không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, nổi bật là 3 biến chứng sau.

Sa căng cơ: Một phần của trực tràng bị mắc kẹt và cắt nguồn cung cấp máu khiến mô bị chết dẫn đến biến chứng sa căng cơ. Biến chứng này có thể phát triển thành hoại thư khiến trực tràng chuyển sang màu đen và rụng đi. Trong y khoa, đây là một biến chứng nghiêm trọng cần phẫu thuật sớm nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hội chứng loét trực tràng đơn độc: Khi hiện tượng sa niêm mạc xảy ra, các vết loét có thể phát triển trên phần trực tràng bị thò ra ngoài vì vậy cần được phẫu thuật.

Sa tái phát: Nhiều trường hợp bị sa trực tràng tái phát sau khi đã phẫu thuật.

Hoại tử khối ruột sa là biến chứng nguy hiểm dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường.

Để nói không với bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, ngũ cốc, trái cây và rau quả. Uống đủ nước từ 2 đến 2,5 lít/người/ngày, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt chế biến có chất bảo quản, duy trì các bài tập thể dục hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, giới tính …

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Phân loại các mức độ sa trực tràng

Điều trị rò trực tràng, giải pháp phòng ngừa

Bài tập Kegel cho phụ nữ

Bệnh trĩ: chẩn đoán trĩ nội, trĩ ngoại, phân độ, thuốc điều trị, chăm sóc bệnh trĩ

Bí quyết cải thiện hệ tiêu hoá không cần dùng thuốc

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook