Bệnh sởi là một trong những căn bệnh có khả năng bùng phát thành dịch trên diện rộng do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời virus sởi có thể gây ra những biến chứng nặng nề cho người bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hoá gây viêm ruột và tiêu chảy. So với tiêu chảy thông thường, tiêu chảy do mắc sởi có những đặc tính riêng và giải pháp điều trị đặc thù.
Tiêu chảy thông thường là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn/ngày. Nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy do nhiễm trùng đường ruột do virus, siêu vi hoặc ký sinh trùng gây ra. Ngoài ra việc không giữ gìn vệ sinh, rối loạn vi sinh thường trú đường ruột, ngộ độc thực phẩm…cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy.
Khác với tiêu chảy thông thường, tiêu chảy do bệnh sởi xảy ra do sự tổn thương của hệ miễn dịch và niêm mạc ruột khi cơ thể bị nhiễm virus sởi. Virus này không chỉ tấn công hệ hô hấp mà còn làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus khác tấn công vào đường ruột, gây viêm ruột và tiêu chảy. Căn cứ vào nguyên nhân gây tiêu chảy các bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tương ứng. Vì vậy việc xác định nguyên nhân vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị tiêu chảy cho bệnh nhân.
Phương pháp điều trị tiêu chảy thông thường
Các bác sỹ sẽ chỉ định bù nước và điện giải cho bệnh nhân. Mất nước là biến chứng do tiêu chảy do đó việc bổ sung nước và điện giải rất quan trọng. Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu nước, rối loạn điện giải cần bổ sung như cơ thể mệt mỏi, thân nhiệt bất thường, đau bụng dữ dội, ý thức không tỉnh táo…
Khi bị tiêu chảy người bệnh cần chủ động uống nước lọc, nước trái cây không đường hoặc nước súp các loại. Khuyến cáo sử dụng Oresol hoặc nước dừa hay các loại nước bù điện giải trong thể thao. Lưu ý uống đều để cơ thể hấp thu tốt hơn, tuy nhiên uống từng chút một, không uống nhiều một lúc và tuyệt đối không uống các thức uống gây kích thích gồm soda, caffein, đồ uống chứa đường…

Phương pháp điều trị tiêu chảy do bệnh sởi
Đối với phương pháp điều trị tiêu chảy do bệnh sởi các bác sỹ sẽ chỉ định thuốc hạ sốt (do bệnh nhân mắc sởi thường sốt cao đi kèm cảm giác mệt mỏi và khó chịu). Các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol (acetaminophen) hoặc ibuprofen được sử dụng cho bệnh nhân có tác dụng hạ nhiệt độ cơ thể và làm giảm cảm giác khó chịu do cơn sốt gây ra. Tuy nhiên aspirin tuyệt đối không dùng cho trẻ em vì nguy cơ gây ra các biến chứng.
Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định nếu xảy ra nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn dẫn đến viêm phổi hoặc nhiễm trùng tai và mắt… Trong điều trị sởi, thuốc kháng sinh không có tác dụng chữa khỏi bệnh bởi virus gây ra do đó người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Cung cấp đủ Vitamin A
Thiếu vitamin A làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng khi mắc bệnh sởi đặc biệt là ở trẻ em. Do đó việc bổ sung vitamin A có tác dụng giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và ngăn ngừa các vấn đề như tổn thương mắt và mù lòa. Vitamin A cũng góp phần hạn chế số ca tử vong do bệnh sởi, hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ hoặc người suy dinh dưỡng nặng. Vitamin A có nhiều trong khoai lang, cà rốt, đậu mắt đen, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông hay ớt ngọt…
Bổ sung nước và chất điện giải giúp phục hồi cơ thể
Tiêu chảy có thể khiến cơ thể bị mất nước do đó cần cung cấp đủ chất lỏng như nước hoặc dung dịch điện giải kết hợp nghỉ ngơi khoa học. Lưu ý tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể.
Giữ vệ sinh miệng, họng, da, mắt
Duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh viêm nhiễm luôn được khuyến cáo khi mắc bệnh sởi. Người bệnh cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhỏ nước rửa mắt để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Lưu ý không kiêng tắm tuy nhiên cần tắm nhanh bằng nước ấm sau đó lau người sạch sẽ để vệ sinh cơ thể.
Bổ sung men vi sinh cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Đường ruột gồm lợi khuẩn và hại khuẩn cùng cư trú ở trạng thái cân bằng. Tiêu chảy cấp xảy ra có liên quan đến tình trạng rối loạn cân bằng giữa lợi – hại khuẩn đường ruột do sử dụng thuốc hoặc nhiễm trùng từ thức ăn, đồ uống… Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau quá trình điều trị tiêu chảy cấp bằng cách bổ sung men vi sinh cân bằng hệ vi sinh đường ruột theo chỉ định của bác sỹ, tăng cường lợi khuẩn thông qua các thực phẩm như kim chi, sữa chua, chocolate, yến mạch… lựa chọn các thực phẩm sạch, dễ hấp thu giúp phân nhanh cứng hơn như thịt gà, bánh mì, cháo yến mạch, khoai tây luộc hoặc nướng… Lưu ý hạn chế các thực phẩm dễ gây kích thích đường ruột như ớt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm
Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất
Những điều cần kiêng kỵ khi mắc bệnh sởi
Phân biệt triệu chứng của bệnh sởi và sốt phát ban
Giai đoạn trẻ mắc bệnh sởi cha mẹ cần cẩn trọng tránh biến chứng
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.