Thứ Sáu, 19/01/2024 | 09:54

Ở mỗi một giai đoạn, cơ thể của trẻ có những nhu cầu khác nhau, vì vậy việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh, phù hợp với từng độ tuổi sẽ giúp con phát triển một cách toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ.

Dinh dưỡng cho trẻ em dựa trên các nguyên tắc dinh dưỡng cho người trưởng thành. Xét về góc độ khoa học, tất cả mọi người đều cần các loại chất dinh dưỡng giống nhau bao gồm các loại vitamin, khoáng chất, carbohydrate, protein, chất béo… Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi của trẻ cơ thể sẽ cần các thành phần, số lượng các dưỡng chất khác nhau.  

Trẻ sơ sinh

Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong 6 tháng đầu đời, trẻ không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức hay sự kết hợp của cả hai. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ sơ sinh giúp xây dựng khả năng miễn dịch của trẻ.

Trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày hoặc tùy theo nhu cầu. Đến tháng thứ 4 số lần bú có thể giảm xuống còn 6-8 lần mỗi ngày, tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên.

Đối với những trẻ do mẹ thiếu sữa được nuôi bằng sữa thay thế cần cho bú khoảng 6 – 8 lần mỗi ngày bắt đầu với 57 – 85g sữa bột cho mỗi lần (khoảng 450 – 680g mỗi ngày). Số lần cho bú sẽ giảm khi trẻ lớn hơn nhưng lượng sữa thay thế sẽ tăng khoảng từ 170 – 227g/lần.

Trẻ 4 đến 6 tháng

Bốn tháng sau sinh hệ tiêu hóa của trẻ đã tương đối hoàn chỉnh có thể giúp tiêu hóa những thức ăn khác ngoài sữa. Do đó, ngoài việc cho bú sữa, cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm thêm những thức ăn lỏng, tuyệt đối không cho ăn những loại thức ăn đặc vì có thể khiến cho trẻ bị nghẹt thở do cơ thể chưa thích nghi được.

Đến tháng thứ 6 trở lên, trẻ bắt đầu ăn các loại thực phẩm rắn như ngũ cốc cho trẻ sơ sinh, các loại trái cây, rau quả, thịt xay nhuyễn… bởi sữa mẹ có thể không cung cấp đủ sắt và kẽm cho sự phát triển của trẻ.

Giai đoan tập ăn, trẻ có thể ăn được một số thực phẩm xay nhuyễn tuy nhiên không cho trẻ ăn trước 4 – 6 tháng tuổi vì trẻ cần được hấp thu tối đa nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Trước 4 tháng tuổi, trẻ còn phản xạ đẩy lưỡi chống lại bất kỳ vật gì chạm vào môi nên rất khó trong việc tập trẻ ăn dặm. Thời gian phù hợp cho trẻ tập ăn là cuối tháng thứ 6.

Trẻ từ 6-12 tháng

Từ 6-8 tháng tuổi, tiếp tục cho bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3-5 lần một ngày. Tuy nhiên thời điểm này có thể bắt đầu cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau như khoai tây, cà rốt, đậu xanh…đã được nấu chín kỹ và nghiền kỹ. Từ 8-12 tháng tuổi, duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày và bổ sung thêm các loại thịt băm vào khẩu phần ăn của trẻ.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên

Khi trẻ được 1 tuổi cần tăng dần lượng thức ăn dặm bởi đây là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có trong thịt, trái cây, rau, bánh mì, hạt ngũ cốc và nhóm sữa giúp đảm bảo đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý, sữa mẹ vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.

Trẻ từ 2-5 tuổi

Trẻ 2 tuổi hầu hết đã mọc đủ răng có thể ăn những thức ăn như người trưởng thành, do đó bố mẹ nên cho trẻ ăn cơm cùng gia đình để tạo thói quen tốt trong ăn uống. Các món ăn phù hợp dành cho trẻ gồm cháo đặc, súp đặc, cơm… lưu ý duy trì cho trẻ uống sữa ít nhất 1 lần/ngày và ăn 2 bữa phụ gồm các loại trái cây, sữa, sữa chua vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều để trẻ không bị đói bụng.

Ở bất kể độ tuổi nào dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vì vậy ở mỗi độ tuổi khác nhau, cha mẹ cần thay đổi chế độ ăn hợp lý đảm bảo về số lượng và chất lượng để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tâm thần và vận động.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Có phải trẻ mắc Hội chứng ruột kích thích (IBS) không? Điều trị IBS ở trẻ

8 loại vacxin quan trọng cho trẻ dưới 1 tuổi

Hướng dẫn mới nhất cách điều trị Covid-19 cho trẻ em theo Bộ Y Tế

Các triệu chứng ADHD rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Trẻ mắc tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook