Thứ Bảy, 08/02/2025 | 10:23

Cúm A là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính xảy ra trong mùa đông xuân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa cúm A các bậc cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả sau.

Cúm A có thể lây lan qua đường hô hấp thông qua các hạt bụi nước, giọt bắn li ti dính virus được thải ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với đồ vật, bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng… Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu nên dễ dàng nhiễm bệnh từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm cúm A

Khi trẻ bị nhiễm cúm A các triệu chứng của trẻ sẽ bao gồm:

+ Sốt cao 39-40 độ

+ Viêm họng, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng

+ Da mắt sung huyết

+ Họng sung huyết, đỏ toàn bộ

+ Mệt mỏi, kém ăn, quấy khóc

+ Nhiều trẻ xuất hiện triệu chứng nặng như khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…

Chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà

Khi trẻ bị cúm A các bậc cha mẹ nên tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên môn, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ. Để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, hạn chế các biến chứng nguy hiểm các bậc cha mẹ nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà cho trẻ như sau:

Cách ly

Trẻ bị nhiễm cúm A nên cách ly trẻ đối với các thành viên khác trong gia đình tại phòng riêng ít nhất 7 ngày để phòng tránh lây lan. Ngoài ra, nên chuẩn bị đồ dùng cá nhân riêng cho trẻ, không nên sử dụng chung đồ với người khác

Đeo khẩu trang

Để giảm nguy cơ lây lan cúm A khi chăm sóc trẻ nên đeo khẩu trang, rửa ta cũng như vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với trẻ bằng dung dịch khử khuẩn cẩn thận. Bên cạnh đó, nên đeo khẩu trang cho trẻ trong thời gian trẻ bị nhiễm cúm A trẻ để hạn chế sự phát tán của virus cúm A.

Không cho trẻ em nằm máy lạnh

Tuyệt đối không cho trẻ nằm ở phòng máy lạnh, nơi có nhiệt độ phòng thấp bởi có thể khiến trẻ bị đau họng, ho, khô mũi, khó tiết mồ hôi hơn bình thường, các triệu chứng nhiễm cúm ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, khả năng hồi phục lâu hơn. Do đó, nên cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng khí, mát mẻ và sạch sẽ.

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát

Trẻ thường cảm thấy khó chịu, sốt, cơ thể đổ nhiều mồ hôi do đó trong giai đoạn này nên mặc cho trẻ các loại quần áo thoáng mát, được làm từ các chất liệu mềm, có độ thấm hút mồ hôi tốt.

Ăn uống đầy đủ chất

Trong quá trình điều trị cúm A tại nhà cho trẻ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nhanh hồi phục, hạn chế biến chứng nguy hiểm. Do đó, trong thời gian này nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu dưỡng chất như: bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi, rau ngót, cà chua, cà rốt, bí đỏ, cam, chuối, lê, nho, táo, đu đủ, cua, tôm, cá, trứng, sữa hay một số gia vị có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn như mật ong, gừng, tỏi, hành,… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, chống lại virus cúm, tăng miễn dịch cho cơ thể.

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi bị nhiễm cúm A trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức do đó cần để trẻ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động mạnh, vận động thể lực, nên cho trẻ ngủ đủ giấc.

Phòng ngừa cúm A cho trẻ

Cúm A rất dễ lây lan nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine phòng cúm chủ động. Do đó, các bậc cha mẹ trong thời điểm trước lúc giao mùa đông xuân khoảng 3 tháng nên cho trẻ đi tiêm phòng. Ngoài ra, để phòng ngừa hiệu quả nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh như

+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất, ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh

+ Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng

+ Cha mẹ và các thầy cô nên vệ sinh không gian sống và vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày…

+ Nên tránh đưa trẻ tập trung nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với những người bị cúm.

+ Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để hạn chế lây nhiễm cúm cũng như các bệnh đường hô hấp khác.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

5 sai lầm khi bị cúm khiến bệnh trở nặng, nguy hiểm sức khỏe

Bị cúm nên uống nước gì để tăng hệ miễn dịch, cơ thể nhanh hồi phục

Các loại thực phẩm có lợi cho người bị mắc bệnh cúm

Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe phổi, giải độc hệ hô hấp hiệu quả

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook