Thứ Năm, 18/01/2024 | 16:34

Khi cơn đau vùng bụng của trẻ hoặc các vấn đề tiêu hóa khác xảy ra nhiều lần cho thấy có vấn đề bệnh lý trong việc tiêu hóa thức ăn.

Các vấn đề về sức khỏe đường tiêu hóa có thể gây ra một số các triệu chứng. Dưới đây là năm dấu hiệu trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa thức ăn, cách giải quyết những vấn đề đó.

1. Đau bụng dai dẳng

Đau bụng dai dẳng là một vấn đề tiêu hóa. Đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm ruột (IBD), một thuật ngữ chung cho bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng. Khi có hiện tượng này cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ nhi hoặc bác sỹ tiêu hóa để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Nếu trẻ được chẩn đoán mắc IBD, việc phát hiện sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của trẻ, có thể tránh nguy cơ phẫu thuật.

Một loại viêm ruột là bệnh Crohn, căn bệnh mãn tính, liên tục dẫn đến viêm đường tiêu hóa. Bệnh cũng có thể xuất hiện với các triệu chứng khác như tiêu chảy, sụt cân và sốt.

Một loại Viêm ruột khác gây đau bụng là viêm loét đại tràng. Đây là khi hệ thống miễn dịch gây viêm và loét ở đại tràng. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể được chẩn đoán mắc bệnh viêm loét đại tràng, nhưng bệnh thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 15 đến 30. Ngoài đau bụng, viêm ruột có thể gây tiêu chảy và có đi ngoài phân có máu.

2. Chứng ợ nóng và trào ngược

Không phải chỉ người lớn bị chứng ợ nóng. Trẻ cũng có thể bị ợ nóng, cảm giác nóng rát, đau ngay sau xương ức, giữa ngực. Trẻ có thể mô tả cảm giác khó chịu này như có di chuyển lên cổ họng.

Ợ nóng là triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi trào ngược dạ dày thực quản tồn tại trong thời gian dài là dấu hiệu của bệnh GERD.

Trẻ em bị GERD, đặc biệt là trẻ sơ sinh, cũng có thể bị trào ngược, đó là khi thức ăn trong dạ dày đi qua thực quản và vào cổ họng hoặc miệng. Điều này có thể khiến con bị tác động của thức ăn hoặc axit dạ dày, dẫn đến nôn mửa.

Các triệu chứng khác của GERD ở trẻ em bao gồm buồn nôn, đau bụng hoặc ngực và khó nuốt.

3. Tiêu chảy dai dẳng

Thỉnh thoảng tiêu chảy (hoặc phân lỏng) là bình thường và tự khỏi. Tiêu chảy thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề bệnh lý. Tiêu chảy cũng có thể dẫn đến các vấn đề khác như mất nước, sụt cân và suy dinh dưỡng.

Tiêu chảy dai dẳng có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ nếu có tình trạng này.

Tiêu chảy dai dẳng có thể là triệu chứng của hội chứng ruột ngắn, là tình trạng liên quan đến việc không thể hấp thụ chất dinh dưỡng như thông thường. Điều này có thể là kết quả của phẫu thuật, tổn thương ruột non hoặc ruột không đủ nhu động. Hội chứng ruột ngắn cũng có thể xảy ra khi trẻ sinh ra có ruột non ngắn hoặc bị thiếu một phần ruột.

Ngoài tiêu chảy, trẻ mắc hội chứng ruột ngắn có thể bị đầy hơi, co thắt và nôn mửa.

4. Phát ban trên da và các vấn đề về hô hấp

Hệ thống miễn dịch trẻ hoạt động liên tục và đôi khi hơi quá sức. Nếu trẻ bị nổi mẩn da hoặc khó thở ngay sau khi ăn, con có thể do dị ứng thực phẩm.

Dị ứng thực phẩm là khi cơ thể phản ứng quá mức với protein trong thực phẩm, căn bệnh này xảy ra ở khoảng 1 trên 13 trẻ em. Mặc dù bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây ra phản ứng của cơ thể, nhưng các chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến bao gồm sữa bò, đậu phộng, trứng, lúa mì, đậu nành và các loại hạt (hồ đào, hạt điều …).

Phát ban trên da do dị ứng thực phẩm có thể xuất hiện dưới dạng các nốt ngứa, mảng sưng nề và nổi mề đay (những đốm đỏ nhỏ giống như vết muỗi đốt). Các triệu chứng về hô hấp bao gồm thở khò khè, hắt hơi và co thắt cổ họng. Những triệu chứng này có thể xảy ra cùng với các triệu chứng thứ phát về đường tiêu hóa, như buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa.

Nếu con có dấu hiệu dị ứng thực phẩm, hãy lập tức đưa con đến bác sỹ chuyên khoa nhi- dị ứng hoặc bác sỹ nhi- tiêu hóa.

5. Máu Trong Phân

Máu trong phân có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

Máu trong phân có thể đỏ hoặc làm cho phân có màu đen. Tình trạng này có thể do polyp đại tràng chảy máu, là những khối u phát triển trên đại tràng hoặc trực tràng gây nên. Polyp đại tràng có thể gây ra táo bón hoặc tiêu chảy.

Các dấu hiệu khác của polyp đại tràng bao gồm:

+ Chảy máu trực tràng, có thể xuất hiện dưới dạng máu trong quần lót hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu

+ Thiếu máu

Polyp đại tràng xảy ra ở 1-2% trẻ em và thường phát triển ở trẻ dưới 10 tuổi. Polyp đại tràng thường không phải là ung thư nhưng chúng có thể biến thành ung thư nếu không được cắt bỏ.

Máu trong phân cũng có thể là dấu hiệu của viêm loét đại tràng, đặc biệt nếu kết hợp với đau bụng.

Nhận biết sớm các dấu hiệu của vấn đề về tiêu hóa và đường tiêu hóa

Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, hãy luôn theo dõi sức khỏe của trẻ. Điều này rất quan trọng đối với tất cả các khía cạnh sức khỏe của trẻ, bao gồm cả các vấn đề về đường tiêu hóa. Nếu lo lắng về sức khỏe tiêu hóa của trẻ, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc đặt lịch hẹn với bác sĩ tiêu hóa để chẩn đoán và điều trị cho trẻ.

Việc phát hiện sớm những vấn đề này có thể ngăn ngừa những vấn đề tương lai xảy ra và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong và sau khi ăn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chướng bụng, đầy hơi nên ăn gì giúp giảm nhanh

Những căn bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em

9 dấu hiệu nhận biết bệnh Celiac

Áp dụng chế độ ăn FODMAP cho trẻ mắc Hội chứng ruột kích thích (IBS) hiệu quả thế nào?

Yhocvn.net (Lược dịch theo childrensnebraska)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook