Thứ Bảy, 22/03/2025 | 09:11

Trẻ mắc bệnh sởi sau khi hết sốt, các vết mẩn đỏ trên da bắt đầu lặn dần thời điểm này cha mẹ cần cẩn trọng bởi đây là giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn hậu sởi là giai đoạn nguy hiểm nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan bỏ qua nên khiến trẻ dễ bị các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh sởi có xu hướng bùng phát khiến nhiều trẻ bị nhiễm bệnh. Trẻ mắc sởi sau khi hết sốt, các vết mẩn đỏ trên da bắt đầu lặn dần thời điểm này cha mẹ cần cẩn trọng bởi đây là giai đoạn nguy hiểm, nếu chăm sóc không đúng cách trẻ sẽ có nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm.

Cơ thể trẻ sau khi trải qua giai đoạn phát bệnh sức đề kháng của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng nếu không được bảo vệ, tăng cường sức đề kháng đúng cách, có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý trẻ sẽ dễ bị vi khuẩn và virus tấn công, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não, nhiễm trùng, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc (có thể dẫn đến mù lòa),…

Do vậy để phòng ngừa biến chứng hậu sởi ở trẻ nhỏ ngay cả khi các triệu chứng bệnh sởi đã thuyên giảm các bậc cha mẹ cần tiếp tục chăm sóc trẻ, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ bằng cách:

Thiết lập chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng

Chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi cơ thể, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm cho trẻ khi bị bệnh sởi. Trong thực đơn hàng ngày của trẻ ngoài bổ sung các thực phẩm giàu protein nên bổ sung các thực phẩm giàu chất béo omega-3, bột đường, vitamin, khoáng chất. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A từ trái cây như cam, quýt, bưởi, cà rốt, bí đỏ, rau xanh để tăng sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch.

Ngoài ra, trẻ bị bệnh sởi thường mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng do đó nên đa dạng hóa thực đơn, ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng như cháo, soup, canh hầm. Nếu trẻ bị các biến chứng như viêm phổi, tiêu chảy cần bổ sung thêm kẽm và vitamin qua đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khao.

Trong giai đoạn hậu sởi cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng, thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc thực phẩm lạ để tránh nguy cơ nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, hệ miễn dịch của trẻ.

Bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh

Giai đoạn hậu sởi cũng cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu ho, khó thở, sốt lại,… cha mẹ cần đưa trẻ tái khám ngay để kịp thời xử lý, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên tránh cho trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu cảm cúm, ho, sốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, dọn dẹp vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên, hạn chế cho trẻ đi học, nơi đông người,…

Tiêm chủng đầy đủ

Phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả ngoài việc thiết lập chế độ ăn lành mạnh, tập luyện thể thao, tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh,… cần tiêm vắc xin đầy đủ theo khuyến nghị nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng hậu sởi nếu trẻ không may mắc bệnh. Các loại vắc xin tiêm phòng sởi phổ biến hiện nay bao gồm: vắc xin 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella), vắc xin MVVac của Việt Nam, vắc xin MMR của Ấn Độ.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Những điều cần kiêng kỵ khi mắc bệnh sởi

Phân biệt triệu chứng của bệnh sởi và sốt phát ban

Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Cách điều trị, phòng ngừa bệnh thương hàn trong mùa mưa bão

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook