Thứ Sáu, 01/12/2023 | 09:54

Việc tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh, hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ.

Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi cơ thể non nớt, sức đề kháng kém dễ mắc các căn bệnh nguy hiểm như lao, ho gà, bại liệt…trong những năm đầu đời. Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh, hạn chế các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ.

Theo Bộ Y Tế, 8 loại vắc xin cần tiêm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi bao gồm: vắc xin 6 trong 1 phòng bệnh: viêm gan B – bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib. Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus, vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu, vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu type B+C và type A, C cho trẻ, vắc xin phòng bệnh cúm, vắc xin phòng bệnh sởi & viêm não Nhật Bản…

Các bậc cha mẹ cần đảm bảo tiêm ngừa cho trẻ đúng lịch theo hướng dẫn, chuẩn bị đủ giấy tờ, phiếu tiêm chủng để đối chiếu trước khi tiêm. Lưu ý không cho bé ăn quá no hoặc để bé đói bụng và vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ trước ngày đi tiêm. Theo dõi và thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé trước khi tiêm chủng (các loại thuốc bé đang sử dụng, vắc xin, thuốc, thức ăn gây dị ứng cho bé). Sau khi tiêm nếu bé mệt, quấy khóc…cần thông báo cho các bác sĩ để được giải đáp, tư vấn.

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin

Sau khi tiêm vắc xin, các bé sẽ được theo dõi sức khỏe 30’ tại cơ sở tiêm chủng. Sau đó gia đình tiếp tục theo dõi trẻ trong thời gian từ 24 – 48 tiếng về thân nhiệt, nhịp thở, sự tỉnh táo, ăn, ngủ, quan sát da toàn thân và vùng tiêm (sưng, mẩn đỏ, phát ban).

Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, nới lỏng quần áo, chườm ấm (chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-20C), dùng thuốc hạ sốt theo đơn (có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen với liều theo cân nặng khi trẻ sốt trên 38,50C hoặc trẻ đau, quấy khóc nhiều).

Cha mẹ lưu ý cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát, duy trì chế độ ăn, bú mẹ bình thường tuy nhiên cần cho uống nhiều nước hơn, chườm giảm đau và giảm sưng tại vết tiêm theo tư vấn của các bác sĩ sau khi tiêm. Tránh chạm vào vết tiêm khi bế trẻ, không xoa dầu, chườm nóng hay nặn chanh, đắp khoai tây hoặc bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng chỗ tiêm.

Kiểm tra thường xuyên trẻ, đặc biệt là ban đêm, chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm. Nếu trẻ bị sốt bố mẹ cần cặp nhiệt độ, chườm ấm và theo dõi; cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Trường hợp trẻ sốt cao, quấy khóc nhiều cần liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn hoặc đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Trị ho cho trẻ tránh những sai lầm khiến tình trạng nặng hơn

Cha mẹ lưu tâm những căn bệnh giao mùa ở trẻ

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook