Thứ Ba, 13/05/2025 | 08:21

Kiểm soát đường huyết giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số loạn thực phẩm hỗ trợ người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Mướp đắng

Mướp đắng hay khổ qua được dùng phổ biến trong ẩm thực, đồ uống có lợi cho sức khỏe. Theo Đông y, mướp đắng (khổ qua) có vị đắng, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, mát tim, nhuận tràng, giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch, trị chứng rôm sảy, hạt bổ thận tráng dương cực tốt cho sức khỏe.

Theo y học hiện đại nghiên cứu, mướp đắng rất tốt cho sức khỏe. Mướp đắng giàu vitamin A, vitamin C, folate và chất xơ. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có lợi khác như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic có trong mướp đắng có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi bệnh tật, nhất là ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Ngoài ra mướp đắng còn có tác dụng làm đẹp da, trị mụn, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol,…

Ngoài ra, theo một nghiên cứu cho thấy mướp đắng có chứa 3 hợp chất có tác dụng hạ đường huyết là charantin, vicine và polypeptide-p. Khi người bệnh tiểu đường ăn mướp đắng hợp chất charantin có dụng làm giảm đường huyết tương đương với một số loại thuốc điều trị tiểu đường. Polypeptide-p hay còn được biết đến với tên gọi khác là “insulin thực vật” có cơ chế hoạt động giống hormone insulin trong cơ thể người, khi được hấp thụ sẽ làm giảm đường huyết trên cả người và động vật.

Đặc biệt, mướp đắng giúp cải thiện dung nạp đường glucose và bảo vệ tế bào β của tuyến tụy trước tác nhân ô xy hóa. Nhờ đó, tuyến tụy sẽ duy trì khả năng tiết hoóc môn insulin.

Chùm ngây

Cây chùm ngây có tên khoa học là Moringa hay còn gọi là cây vạn năng, chúng rất giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E, canxi, kali, sắt cùng nhiều chất kháng viêm, chống ô xy hóa nên người bệnh tiểu đường khi ăn sẽ hỗ trợ  giảm lượng đường trong máu

Trong một nghiên cứu đăng trên chuyên san International Journal of Food Sciences and Nutrition cho thấy khi được sử dụng thường xuyên, bột lá chùm ngây giúp giảm đáng kể đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Các dưỡng chất trong loại rau này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ giúp độ nhạy và tăng tiết insulin, giảm căng thẳng ô xy hóa, ức chế các enzyme tiêu hóa tinh bột như α-amylase và α-glucosidase.

Ngoài ra, hàm lượng protein của cây chùm ngây nhiều ngang thịt, do đó nó rất có lợi cho những người ăn chay vì họ sẽ không lo bị thiếu protein. Lá của cây chùm ngây có chứa 46 loại chất chống ôxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A. Đây là những chất chống ôxy hóa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Các chất chống ôxy hóa này còn giúp trung hòa các tác động tàn phá của các gốc tự do, từ đó bảo vệ chúng ta khỏi bệnh ung thư và các bệnh thoái hóa như thoái hóa điểm vàng và bệnh xơ nang.

Dưa chuột

Dưa chuột chứa nhiều nước, hàm lượng chất xơ cao, ít tinh bột, giàu cucurbitacin và chất chống ô xy hóa flavonoid nên khi ăn sẽ có công dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Trong một nghiên cứu đăng tải trên chuyên san Plant Foods for Human Nutrition cho thấy chiết xuất từ dưa leo có khả năng làm giảm đáng kể đường huyết ở chuột mắc tiểu đường. Chiết xuất này cũng giúp tăng hoạt động của các enzyme chống ô xy hóa và cải thiện chức năng tiết insulin của tuyến tụy.

Cá béo

Bổ sung các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá thu,… cung cấp protein chất lượng cao, axit béo omega-3, axit docosahexaenoic (DHA), vitamin D, vitamin A, chứa ít cholesterol hơn so với các loại thịt đỏ nên khi ăn không chỉ có lợi cho tim mạch, cảm thấy no lâu hơn, tốt cho gan thận, cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và lipid máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Hạt chia

Hạt chia rất giàu chất xơ, protein, chất béo, chất chống oxy hoá photpho, magie, kali, sắt, kẽm và đồng có hàm lượng carbs tiêu hóa thấp nên khi ăn sẽ làm giảm cảm giác đói, khiến bạn luôn cảm thấy no lâu hơn, kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đặc biệt, hạt chia sau khi ngâm chất nhầy (mucilage) có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ di chuyển của thức ăn qua ruột của bạn và quá trình hấp thụ thức ăn.

Các loại đậu

Khi ăn các loại đậu như đậu tây, đậu đen, đậu lăng, đậu atduki sẽ kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cân và có thể điều chỉnh huyết áp, cholesterol. Đồng thời, các loại đậu này rất giàu protein thực vật nên khi ăn có thể đáp ứng sự thèm ăn, đồng thời giảm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Người bệnh tiểu đường nên ăn sáng vào thời điểm nào?

Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều

5 loại đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả

Thực phẩm gây tăng đường huyết nên hạn chế

Nước ép củ dền đỏ: những ai không nên uống

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook