Những thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể âm thầm làm tăng đường huyết khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu kém hiệu quả.
Sinh tố
Sinh tố giúp cung cấp dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể nhưng việc thêm sữa đặc, siro, mật ong, kem, trái cây sấy khô có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong sinh tố. Bên cạnh đó, trong quá trình xay nhuyễn trái cây, rau củ cũng phần nào phá vỡ cấu trúc chất xơ, khiến đường hấp thụ nhanh hơn so với khi ăn trái cây nguyên quả.
Do vậy nếu muốn làm sinh tố, hãy tập trung vào các loại rau xanh lá, trái cây ít đường, sữa chua không đường, hạt chia, bột protein, hạn chế tối đa việc thêm đường, siro, các chất tạo ngọt, trái cây khô chứa nhiều đường.
Nước ép trái cây đóng chai
Nước ép trái cây một số loại trái cây chứa hàm lượng đường cao nên nếu dùng để ép nước uống khiến cơ thể bị tăng đường huyết nhanh chóng, từ đó không có lợi cho sức khỏe đặc biệt là những người bị bệnh đái tháo đường.
Khi uống các loại đồ uống chứa nhiều đường ở dạng lỏng sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhanh chóng, gây ra hiện tượng tăng đường huyết đột ngột (blood sugar spike). Khi đường huyết tăng đột ngột khiến tuyến tụy phải tiết ra nhiều insulin hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình tổng hợp chất béo trong cơ thể, dẫn đến tăng mỡ trong cơ thể
Thậm chí trong quá trình ép trái cây cũng có thể làm mất đi một số vitamin B1, vitamin C, vitamin B2,… do chúng rất dễ bị phá hủy trong quá trình ép do nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ và kim loại. Việc lọc bỏ vỏ và một phần thịt quả giàu chất xơ cũng gây giảm hiệu quả dinh dưỡng. Thậm chí, nhiều nhãn hiệu còn bổ sung thêm đường tinh luyện, chất tạo ngọt nhân tạo và các chất phụ gia khác.
Do vậy nên ăn hoa quả và rau củ ở dạng nguyên giúp cơ thể hấp thụ tối da dinh dưỡng, hạn chế tăng đường huyết, chống lão hóa, cơ thể được cung cấp chất xơ, làm chậm quá trình hấp thụ đường, giữ cho đường huyết ổn định hơn.

Ngũ cốc ăn sáng “giả danh” lành mạnh
Ngũ cốc ăn sáng giúp tiết kiệm thời gian, tiện lợi nhưng có một số loại ngũ cốc chế biến sẵn chứa hàm lượng đường, carbohydrate tinh chế và chất phụ gia rất cao khi ăn có thể khiến lượng đường huyết tăng cao.
Rau củ chứa nhiều tinh bột
Một số rau củ chứa nhiều tinh bột như khoai tây trắng, khoai lang (một số giống), ngô, đậu Hà Lan chứa hàm lượng carbohydrate cao nên khi ăn có thể chuyển hóa thành đường trong cơ thể, gây tăng đường huyết. Do vậy chúng ta khi ăn các loại rau củ nhiều tinh bột nên kết hợp chung với các loại rau chứa nhiều chất xơ như cải xanh, rau bina, cà rốt, dưa chuột để giữ đường huyết ở mức ổn định.
Bánh mì trắng, các sản phẩm từ bột mì tinh chế
Bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt và các sản phẩm làm từ bột mì tinh chế khi ăn sẽ dẫn đến sự tăng vọt đường huyết. Vậy nên thay vì ăn bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt và các sản phẩm làm từ bột mì tinh chế chúng ta nên thay thế bằng bánh mì đen, yến mạch, gạo lứt, quinoa. Bởi những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ khi ăn sẽ làm chậm quá trình hấp thụ đường, duy trì mức đường huyết ổn định.
Sữa và các sản phẩm từ sữa có đường
Sữa và các sản phẩm từ sữa được thêm đường để tăng làm tăng lượng đường huyết một cách nhanh chóng. Do đó, thay vì ăn các sản phẩm từ sữa có đường chúng ta nên ưu tiên tươi không đường, sữa chua Hy Lạp không đường giúp kiểm soát đường huyết.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Bật mí 6 loại đồ uống ít gây tăng đường huyết
Xét nghiệm đường huyết (glucose): Nguyên nhân, chỉ định, ý nghĩa kết quả
Cách ăn rau củ quả gây hao hụt dinh dưỡng, đường huyết tăng
Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều
Uống nước mía: 5 điều nhất định cần phải biết để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.