Thứ Hai, 09/06/2025 | 14:25

Cây cam thảo tên khoa học là Glycyrrhiza glabra hoặc Glycyrrhiza uralensis là một loại cây thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền và hiện đại. Bộ phận được sử dụng của cây chủ yếu là rễ cam thảo có tác dụng trong điều trị tiêu hóa như chống viêm, kháng virus, bảo vệ niêm mạc dạ dày…

Bộ phận được dùng của cây cam thảo chủ yếu là rễ cây do chứa nhiều hoạt chất sinh học quan trọng như glycyrrhizin (hoặc glycyrrhizic acid) – 6–10% có tác dụng chống viêm, kháng virus, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Flavonoid (liquiritin, isoliquiritin…) có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ bảo vệ gan. Tinh dầu (chứa các hợp chất như anethol, eugenol…có tác dụng giảm co thắt đường tiêu hóa.

Tác dụng trong điều trị tiêu hóa

Giảm trào ngược và viêm loét dạ dày

Từ xa xưa, cây cam thảo đã xuất hiện trong những bài thuốc Đông y điều trị bệnh dạ dày. Một số người khi mắc những chứng bệnh như khó tiêu, ợ nóng, trào ngược dạ dày…thường dùng cam thảo để giảm các triệu chứng khó chịu trên.

Cam thảo có tác dụng kích thích sản sinh chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản khỏi sự tấn công của axit đồng thời chữa lành các mô bị tổn thương do viêm loét.  Trong dân gian, cam thảo được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng do khả năng bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày. Điều trị triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, giảm co thắt cơ trơn, hỗ trợ tiêu hóa.

Để điều trị trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) cam thảo giúp làm dịu axit, giảm kích ứng niêm mạc thực quản. Trong điều trị viêm ruột, glycyrrhizin trong cam thảo có tác dụng chống viêm. Điều này lý giải vì sao những bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản thường sử dụng cam thảo song song với các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Phương pháp áp dụng trong điều trị

Cách sử dụng cam thảo khi hỗ trợ điều trị bệnh có thể lựa chọn hình thức sắc uống, dạng bột viên hoặc túi lọc giống các loại trà khác. Đối với dạng sắc uống (truyền thống) liều lượng từ 3–6g rễ khô mỗi ngày kết hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc tiêu hóa theo chỉ định của bác sỹ.

Lưu ý cam thảo ở dạng bột, viên, trà túi lọc cần uống sau bữa ăn hoặc khi có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Ở dạng chiết xuất (Deglycyrrhizinated Licorice – DGL) cần loại bỏ glycyrrhizin để tránh tác dụng phụ, an toàn hơn cho những người dùng cam thảo dài hạn.

Cam thảo mang lại nhiều tác dụng cho sức khoẻ tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ. Lưu ý không dùng liều cao hoặc kéo dài hơn 6 tuần vì có thể gây tăng huyết áp, giữ nước, hạ kali máu… Người bị tăng huyết áp, suy tim, suy thận, phụ nữ mang thai không sử dụng cam thảo. Phụ nữ đang nuôi con bú hạn chế sử dụng cam thảo vì có thể bị mất sữa nếu dùng cam thảo quá nhiều.

Nam giới, đặc biệt là những người có chức năng sinh lý kém, bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính về thận, gan, người có tiền sử hoặc đang bị huyết áp cao, đang dùng thuốc lợi tiểu, corticosteroid… không dùng cam thảo vì sự tương tác của cam thảo có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc nêu trên.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Những loại trà thảo mộc giúp cải thiện bệnh cúm hiệu quả

Những thảo dược chữa đầy hơi hiệu quả

Bí quyết duy trì chỉ số men gan bình thường

Những thực phẩm giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể trong mùa hè

Những tác dụng của cây oải hương đối với sức khoẻ

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook