Trên tuyến đường sắt nối hai thành phố A và B có khoảng 2km không có đường ray… nhưng tại sao tàu hỏa vẫn chạy bình thường?
Câu 1: Khách tham quan bảo tàng đường sắt rất đông. Cô hướng dẫn viên chỉ vào sa bàn trập trùng đồi núi, sông ngòi, làng mạc, thành phố với hai điểm sáng đỏ rực là thành phố A và B, điểm đầu và cuối của một tuyến đường sắt dài và hoạt động vô cùng hiệu quả nói rằng:
– Trên tuyến đường sắt nối hai thành phố A và B có tới 2km không có đường ray…
– Đến chỗ không có ray, tàu hỏa gặp nạn là chắc rồi! – Một người tham quan thốt lên.
Ơ, vậy sao suốt mấy chục năm nay tàu khách, tàu hàng, đoàn nọ tiếp đoàn kia, ngày dài lại đêm thâu vẫn chạy thông giữa hai thành phố, mà vẫn bình an vô sự nhỉ?
Bạn hãy thử giải thích xem?
Câu 2: Cậu Tý đang ăn cơm tối, tự dưng bật cười. Thấy mẹ ngạc nhiên, cậu liền thanh minh:
– Hôm nay trên tàu hỏa có chuyện vui lắm, cứ nghĩ đến là em lại buồn cười. Ha ha ha! – Cậu càng cười to hơn.
– Cậu ơi, chuyện gì thế! – Tèo tò mò hỏi.
– Trên hai ghế đối diện nhau có hai cô gái. Họ thấy trong tàu nóng bức nên mở cửa sổ ra hóng mát.
– Lại là chuyện cậu cưa cẩm ai chứ gì? – Thấy vẻ mặt hí hửng của cậu, Tèo đùa.
– Không phải, cháu hãy nghe cho rõ vào. Lúc đó tàu đi qua đường hầm, vì gió chỉ táp một chiều nên mặt một cô tự dưng bị nhọ đen.
– Sau đó thế nào ạ?
– Lát sau, cô gái không bị nhọ thì đi rửa mặt, còn cô gái mặt nhọ đến lúc xuống tàu vẫn không rửa mặt.
Dứt lời cậu lại cười sặc sụa.
– Đương nhiên là thế! Có cái lý do cỏn con ấy mà cậu cũng không biết à? – Mẹ trách cậu.
Tèo không biết đó là lý do gì.
Vậy sao mẹ lại suy ra ngay nhỉ?
Câu 3: Một công nương vào cửa hàng bánh, yêu cầu:
– Hãy chuẩn bị cho ta 9 cái bánh, đựng vào 4 cái hộp bánh, mà mỗi hộp chỉ có đúng 3 cái bánh!
Ông chủ đang ngơ ngác thì cậu bé nhân viên tên Tý – người sau này trở thành nhà toán học nổi tiếng – chạy ra đỡ lời ông chủ:
– Xin bà cứ yên tâm, bánh sẽ được xếp theo đúng yêu cầu ngay đây ạ.
Vậy Tý đã làm thế nào?
Câu 4: Sói và Cừu cùng uống nước ở một khúc sông. Sói rất muốn ăn thịt Cừu, nên cố nặn ra một cái cớ. Nó lại gần Cừu, cao giọng nói:
– Nghe rõ đây, ta sẽ đặt cho ngươi 50 câu hỏi. Ngươi chỉ được trả lời tất cả bằng một câu, nếu không ta sẽ ăn thịt ngươi.
Cừu sợ run cầm cập, đành đồng ý.
Sói nói liền một mạch 50 câu hỏi về mọi vấn đề. Nó chắc mẩm phen này sẽ ăn thịt được Cừu. Ai dè, Cừu chỉ nói một câu là đã trả lời được cả 50 câu hỏi của Sói.
Bạn thử đoán xem đó là câu gì vậy?
Câu 5: Tí được nghỉ học, ở nhà rủ Tèo giải các bài toán xếp hình bằng que diêm. Sau vài câu khá dễ, Tí chỉ một câu mới cho Tèo:
– Em xem, câu này cũng thú vị đấy chứ.
Tèo ghé mắt vào nhìn rồi đọc to:
– Hãy dùng 3 que diêm để xếp thành một số lớn hơn 3 nhưng nhỏ hơn 4.
Tèo loay hoay một lúc vẫn chưa tìm ra, đành nhờ anh giải giúp.
Vậy Tí đã làm thế nào nhỉ?
Câu 6: Năm mới sắp đến nên chú Tí mua một xâu bóng bay sặc sỡ để chuẩn bị trang trí nhà cửa, tăng thêm không khí ngày Tết. Nhưng chú vừa mới đi xuống nhà thì đã bị cậu con trai và mấy đứa bạn của nó vây lấy:
– Bố ơi, cho con hai quả bóng bay đi!
– Chú ơi cho cháu với!
– Cho cháu hai quả đi chú!…
Chú Thành gặp phải tình huống khó giải quyết. Nếu cho mỗi đứa một quả thì sẽ thừa ra một quả. Còn cho mỗi đứa 2 quả thì lại thiếu mất 2 quả.
Vậy trong tay chú Thành có mấy quả bóng? Và lúc ở đó có bao nhiêu bạn nhỏ?
Câu 7: Các bạn lớp Lan lên Hà Nội thăm vườn thú. Đến chuồng khỉ Tí ném bắp rang bơ vào, con khỉ lập tức nhặt lấy nhét vào mồm nhai ngấu nghiến. Ăn xong, nó chạy ra trước mặt Lan vẻ muốn xin thêm nữa. Lan vừa định lấp bắp nữa cho nó thì con khỉ bỗng với tay cướp cái túi trong tay Lan.
Sợ quá, Lan liền bỏ đi cùng Hằng tới xem công.
– Cậu xem, công xòe đuôi trông đẹp không kìa. Giống tớ y hệt nhỉ?
Nghe Lan nói vậy, Hằng phì cười. Rồi hai cô bé cùng nhau đến chuồng voi. Trên đường đi, Hằng hỏi Lan:
– Lan này, cậu có biết ở chuồng khỉ và công mình vừa xem lúc nãy có tất cả bao nhiêu con không?
– Chịu.
– Để tớ gợi ý nhá: Mắt của khỉ và công cộng lại được 60, chân cộng lại được 100.
Lan ngạc nhiên: Sao Hằng lại đếm được kỹ đến thế chứ.
– Nếu tớ đếm đến 10, cậu còn chưa nghĩ ra, thì tớ sẽ gọi cậu là “ngốc” đấy.
Lan bắt đầu nghĩ, cuống cả lên.
Vậy có bao nhiêu khỉ, bao nhiêu công nhỉ?
Câu 8: Khi Tí, Thiện chuẩn bị đến lớp, mẹ bỗng gọi giật lại:
– Gì thế hả mẹ?
– Trông tất của con xem, có cùng một đôi không?
Lúc bấy giờ Tí mới phát hiện chân phải đi tất trắng, chân trái lại đi tất vàng. Vì tất vàng hơi nhạt, nên nhìn thoáng qua cứ tưởng là một đôi.
– Con thật là, tất chỉ có hai màu mà cũng nhầm.
Mẹ lắc đầu mắng, bắt đổi tất.
Mẹ đến lấy tất trong phòng cho Tí, cậu bé muốn đổi vội rồi chạy đi luôn. Xem ra, Tí cứ lấy bừa một đôi, chẳng thèm ngó qua ngăn kéo, xỏ vào chân luôn.
– Thật là, đâu phải chỉ một đôi lần, chỉ cần chú ý, để tâm một chút là xong mà…
Thấy Tí lúc nào cũng lôi thôi, mẹ cũng đâm nóng ruột.
Nếu Tí không nhìn vào ngăn kéo, cứ rút bừa từng chiếc một, tối đa bao nhiêu lần mới lấy đúng một đôi cùng màu?
Mời các bạn cùng xem gợi ý đáp án của chúng tôi:
Câu số 1:
Đường ray bằng thép nên nóng thì dài ra, lạnh thì co ngắn lại. Vì vậy ở mỗi mối nối, giữa hai đầu thanh ray kế tiếp nhau luôn có một khoảng trống hợp lý.
Nghĩa là trên tuyến đường sắt AB có nhiều các mối nối, ở đó ray bị đứt quãng. A rất xa B, nên tổng các mối đứt quãng (không có ray) lên tới 2km.
Câu số 2:
Người nhìn thấy người đối diện mặt bị nhọ tưởng mình cũng bị.
Người bị nhìn người đối diện không bị tưởng mình cũng không bị.
Sự thật là người ngồi theo chiều nhìn mặt về hướng tàu đầu tàu bị nhọ còn người đối diện không bị.
Câu số 3:
Cậu bé Tý xếp 9 cái bánh vào 3 hộp bánh nhỏ. Xong đặt 3 hộp bánh đó vào một cái hộp to.
Câu số 4:
Câu trả lời duy nhất của cừu là: Tôi không biết.
Câu số 5:
Xếp thành số pi (ký hiệu: /pi) và /pi= 3.14
(3 < 3.14 < 4)
Câu số 6:
Thực ra lập phương trình 2 ẩn rồi giải, hoặc là… tính mò như trong sách:
– Có 1 bạn, số bóng bay chia sẽ là: 1 x 1 + 1 = 2 và 2 x 1 – 2 = 0. Không đúng.
– Có 2 bạn, số bóng bay chia sẽ là: 1 x 2 + 1 = 3 và 2 x 2 – 1 = 2. Không đúng.
– Có 3 bạn, số bóng bay chia sẽ là: 1 x 3 + 1= 4 và 2 x 3 = 4. Đúng! Vì thỏa mãn điều kiện của đề bài.
Vậy có 4 quả bóng và 3 bạn.
Câu số 7:
20 khỉ, 10 công.
Câu số 8:
Tất không chia phải, trái nên giả sử ta rút được tất trắng và tất vàng trước thì lần thứ ba thể nào cũng được một đôi, bất kể đó là chiếc màu gì. Vì thế tối đa chỉ cần ba lần rút ta sẽ có một đôi cùng màu.
Video: Cười toe toét với những hình ảnh chỉ có ở châu Phi
Theo DanTri
Nhất Tâm (TH)
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.