Thứ Tư, 23/12/2015 | 11:33

Để tiêu diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta thì các chuyên gia đã ước tính rằng thiên thể này phải có đường kính tối thiểu khoảng 100km – tức là những sao chổi lớp Centaur vừa mới phát hiện có thể làm được điều này.

Trước kia, các nhà khoa học đã tính toán rằng tỷ lệ Trái Đất bị một sao chổi khổng lồ đâm phải nhỏ tới mức 1/18.000.000.000. Mặc dù vậy, con số này đã bị thay đổi sau khi các nhà nghiên cứu của Đài thiên văn Armagh và Đại học Buckingham (Vương quốc Anh) đã thông báo rằng họ phát hiện hàng trăm sao chổi khổng lồ tồn tại bên ngoài Hệ Mặt Trời đủ sức đưa hành tinh của chúng ta quay về thời “khai thiên lập địa”.

Chuyên gia phát hiện hàng trăm sao chổi khổng lồ có thể hủy diệt Trái Đất

Những sao chổi khổng lồ này được xếp vào hạng Centaur với đường kính trung bình là từ 50 đến 100km hoặc hơn, các chuyên gia đã tính toán được rằng quỹ đạo di chuyển của chúng sẽ tạo điểm cắt với quỹ đạo của một số hành tinh trong Hệ Mặt Trời: Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Vùng hấp dẫn của các hành tinh lệch hướng quỹ đạo của những sao chổi này và khiến chúng có khả năng di chuyển về phía Trái Đất mà không gặp một trở ngại nào. Trên quãng đường di chuyển như vậy, các sao chổi có thể bị phân rã thành bụi và những mảnh vỡ nhỏ hơn khiến cho khả năng va chạm với Trái Đất tăng lên 1 cách đáng kể.

Chuyên gia phát hiện hàng trăm sao chổi khổng lồ có thể hủy diệt Trái Đất

Mặc dù vậy, những người phát hiện ra những sao chổi này cũng cho biết rằng tần suất xảy ra hiện tượng những thiên thể này bị lệch quỹ đạo di chuyển do lực hấp dẫn của các hành tinh cũng chỉ rơi vào khoảng 1 lần trong vòng 40 đến 100 nghìn năm. Đại diện phía trường đại học Buckingham, tiến sỹ Bill Napier, cho biết: “Trong suốt 3 thập kỷ vừa qua, chúng ta đã đầu tư rất nhiều cho việc tính toán nguy cơ va chạm giữa Trái Đất với một thiên thể cỡ lớn bất kỳ, không chỉ ở bên trong mà còn cả ở bên ngoài Hệ Mặt Trời. Phát hiện lần này thực sự sẽ khiến giới khoa học phải tập trung vào những sao chổi lớp Centaur nhiều hơn nữa”.

Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là khí CO2, CH4 và nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất. Quỹ đạo của sao chổi còn khác biệt so với các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời ở chỗ chúng không nằm gần mặt phẳng hoàng đạo mà phân bố ngẫu nhiên toàn không gian. Nhiều sao chổi có viễn điểm nằm ở vùng gọi là Tinh vân Oort. Đây là nơi xuất phát của các sao chổi, một vùng hình vỏ cầu, gồm các vật chất để lại từ lúc Hệ Mặt Trời mới bắt đầu hình thành. Khi lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và, dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi và đuôi khí, trông giống như tên gọi của chúng, có hình cái chổi.

Chuyên gia phát hiện hàng trăm sao chổi khổng lồ có thể hủy diệt Trái Đất

Thực tế, trong số 12992 thiên thể có quỹ đạo nằm trong Hệ Mặt Trời được NASA theo dõi thì chỉ có 1607 thiên thể đủ sức tạo ra một thảm họa tự nhiên nếu nó va chạm với Trái Đất. Mặc dù vậy, cấp độ thảm họa cũng rất đa dạng như một sao chổi với đường kính 800m va chạm với Trái Đất có thể gây ra một thiệt hại nặng nề, những trận động đất trên diện rộng và giải phóng một năng lượng tương đương 100 tỷ tấn thuốc nổ TNT. Trong khi đó, để tiêu diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta thì các chuyên gia đã ước tính rằng thiên thể này phải có đường kính tối thiểu khoảng 100km – tức là những sao chổi lớp Centaur vừa mới phát hiện có thể làm được điều này.

Tham khảo Astronomy

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook