Một số loại thực phẩm kỵ nhau (không thể phối hợp cùng với nhau) vì sẽ xảy gây ra phản ứng hóa học gây bất lợi đến sức khỏe, hệ tiêu hóa.
Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng với đa dạng các món ăn đặc trưng trải dài trên dải đất hình chữ S. Mỗi miền phát huy một thế mạnh về những sản vật riêng tuy nhiên đều dựa trên những quy chuẩn đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dân và du khách. Trong lĩnh vực ẩm thực, với hơn 1000 món ăn, các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra một số loại thực phẩm kỵ nhau (không thể phối hợp cùng với nhau) vì sẽ xảy gây ra phản ứng hóa học gây bất lợi đến sức khỏe.
Rau chân vịt và đậu nành
Rất nhiều người thích ăn đậu nành kèm rau chân vịt, tuy nhiên món ăn này được cảnh báo là sự kết hợp gây nguy hại cho dạ dày. Nguyên nhân do một lượng lớn axit oxalic trong rau chân vịt khi vô tình tác dụng với đậu nành giàu chất canxi sẽ hình thành chất canxi oxalat – một chất kết tủa không tan trong dạ dày.
Oxalat canxi hay canxi oxalat là một hợp chất hóa học tạo thành các tinh thể hình kim. Kết quả nghiên cứu khoa học năm 2011 (Kydney International) cho thấy, phần lớn lượng oxalat trong thức ăn được hấp thu qua ruột, sau đó được đào thải gần như hoàn toàn ra nước tiểu. Qua đó các bác sĩ khuyến cáo những bệnh nhân bị sỏi thận nên tránh ăn hoặc uống các thực phẩm có chứa nhiều oxalat, khi ăn rau chân vịt tuyệt đối không kèm cùng đậu nành.
Đậu nành và hành lá
Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như canxi hay protein có lợi cho cơ thể, ngược lại hành lá chứa nhiều axit oxalic. Khi kết hợp các món ăn kỵ nhau này, canxi trong đậu nành sẽ bị phân hủy bởi trong hành lá có chứa lượng lớn axit oxalic khiến cho quá trình hấp thụ canxi suy giảm một cách đáng kể. Lâu dài có thể khiến cho chất kết tủa không tan dần sản sinh trong dạ dày.
Sữa đậu nành và trứng
Trứng là một trong những nguồn protein dồi dào cung cấp cho sức khỏe được người cao tuổi và trẻ em ưa chuộng. Tuy nhiên, sữa đậu nành có khả năng ức chế enzyme protease vận hành. Enzyme này đóng vai trò thúc đẩy quá trình trao đổi chất, do đó các món ăn kỵ nhau này sẽ làm mất đi công dụng có lợi và vô tình khiến sữa đậu nành trở thành tác nhân ngăn cơ thể hấp thụ lượng protein trong trứng.
Sữa chua và thịt giăm bông
Sữa chua giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe được trẻ em và phái đẹp ưa chuộng. Tuy nhiên, sữa chua có khả năng gây ung thư nếu thường xuyên kết hợp cùng thịt giăm bông. Nguyên nhân do các đơn vị cung cấp thịt thường thêm nitrat vào thịt để tránh nhiễm vi khuẩn botulinum, một protein và độc tố thần kinh giúp bảo quản thực phẩm. Nitrat làm chậm quá trình thịt thối rữa, hư hỏng, kéo dài thời gian bảo quản của thịt. Tuy nhiên khi sữa chua kết hợp với thịt sẽ tạo ra nitrosamine và carcinogen, hai chất này đều gây ung thư.
Dưa hấu và thịt
Thịt thường được phân loại vào nhóm thực phẩm “nóng”, ngược lại dưa hấu thuộc nhóm làm “mát”. Sự mâu thuẫn này khi kết hợp lại khiến hiệu quả dinh dưỡng của thịt bị giảm đi rất nhiều. Không chỉ vậy, món ăn kỵ nhau này còn có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của người mắc bệnh lá lách. Do đó các chuyên gia khuyên người mắc bệnh lá lách chỉ sử dụng món tráng miệng bằng dưa hấu sau các bữa ăn 30 phút.
Thịt và giấm
Giấm được phân vào nhóm “ấm” & thịt cũng được xếp cùng nhóm. Hai loại này kết hợp cùng nhau sẽ khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với thông thường. Ngoài ra, quá trình lưu thông cũng vượt ra ngoài phạm vi cho phép. Do đó những thực phẩm không tương thích nguy hiểm này có thể gây hại cho tim. Lời khuyên pha chế nước chấm thịt bằng chanh thay cho dấm để bảo vệ sức khoẻ.
Thịt bò và hạt dẻ
Hạt dẻ dồi dào vitamin C. Tuy nhiên, vitamin C này không tương thích với các vi sinh vật trú ngụ trong thịt bò khiến dưỡng chất của hạt dẻ bị ảnh hưởng. Trong ẩm thực, thịt bò và hạt dẻ là một trong các món ăn kỵ nhau và có hại cho hệ thống tiêu hóa nên tránh phối hợp hai món này khi nấu ăn hoặc dùng khi ăn tráng miệng.
Thịt cua và trà
Vừa uống trà vừa ăn cua là lý do phổ biến gây ra các bệnh lý về tiêu hóa. Dịch vị trong dạ dày có thể bị pha loãng bởi trà. Trong trà chứa một lượng axit tannic tương đương như quả hồng. Dịch vị bị loãng không chỉ tác động đến quá trình đồng hóa của cơ thể mà còn hạn chế tác dụng diệt khuẩn của dạ dày đối với thức ăn.
Vitamin C và tôm
Trong tôm có chứa một lượng lớn asen trioxit (As2O5). Do đó, việc ăn chung tôm với các món ăn giàu vitamin C như mùi tây, cải bó xôi, cải xoăn… có thể gây phản ứng hóa học nguy hiểm trong dạ dày, sản sinh hợp chất gây hại là arsenic trioxide. Vì vậy khi ăn tôm cần tránh những thực phẩm trên để loại bỏ những biến chứng có thể sẽ xảy ra.
Hồng và khoai tây
Hồng là loại quả được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên loại quả này khi kết hợp với khoai tây sẽ khiến cơ thể, đặc biệt là dạ chứa đầy đầy cặn và xác trái hồng. Các chất cặn này gần như không hòa tan được nên có thể tác động nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Hải sản và trái cây
Sự kết hợp các loại quả như hồng, nho với hải sản dễ gây đau bụng, chướng bụng, buồn nôn thậm chí là tiêu chảy. Nguyên nhân do một lượng chất tanin chứa trong các loại trái cây sẽ tạo ra các hợp chất không hòa tan trong cơ thể khi ăn cùng với hải sản. Do đó, sau khi ăn hải sản ít nhất 4 giờ mới ăn trái cây để tránh đau bụng, tiêu chảy…
Sữa và chocolate
Sữa và chocolate khi kết hợp với nhau tạo thành một món ăn ngon, tuy nhiên các bác sĩ khuyên không nên trộn sữa với sô cô la. Nguyên nhân do sữa rất giàu canxi và protein, còn sôcôla chứa nhiều axit oxalic. Nếu cả hai kết hợp với nhau, canxi và axit oxalic trong sữa và sô cô la có thể hình thành canxi oxalat một hợp chất không khó hòa tan và có thể gây ra triệu chứng tiêu chảy.
Trái cây và sữa
Không nên uống sữa cùng với các loại trái cây khác như thanh long, dừa, dâu tây, táo, dưa hấu. Nguyên nhân do trong trái cây có chứa một lượng lớn các hợp chất có tính axit khi được uống cùng với sữa, các hợp chất có tính axit này sẽ liên kết với các protein trong sữa và trở thành một hợp chất cực kỳ khó tiêu trong dạ dày.
Măng cụt và đồ uống có ga
Sự kết hợp giữa măng cụt và đồ uống có ga có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Nguyên nhân do măng cụt có tính axit cao và đồ uống có ga lại có chứa nhiều đường nhân tạo. Do đó hãy tránh ăn và uống hai loại không tương thích này cùng một thời điểm.
Sữa và bưởi
Các hợp chất axit trong bưởi và protein trong sữa có thể khiến dạ dày bị đầy hơi. Do đó việc trộn hai loại quả này với nhau có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những ai không nên ăn nhiều lẩu?
Thực hư ăn tôm vắt chanh dễ bị ngộ độc?
Chú ý tương tác thuốc với thức ăn gây nguy hiểm
Rối loạn tiêu hóa: chế độ ăn, thực phẩm tốt cho sức khỏe đường ruột
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.