Thứ Tư, 21/02/2024 | 11:05

Có một thực tế mà đại đa số người dân đều cảm nhận sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán đó là chán ăn, bụng luôn lưng lửng, không thích ăn tất cả các món sơn hào hải vị….cứ nghĩ đến ăn là sợ kể cả những món khoái khẩu trước đây. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sinh bệnh.

Chị N.T. Thanh 42 tuổi (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ “Trong Tết mặc dù ăn không nhiều nhưng do phải chế biến, nấu ăn hàng ngày nên cứ đến bữa ăn là ngồi nhìn, chỉ ăn được một lượng nhỏ…đã thấy no, thậm chí nhịn cả ngày cũng không thấy đói”. Anh Nguyễn Huy Chương (Gia Lâm, Hà Nội) cũng trong tình trạng tương tự “Họ hàng, anh em ở các tỉnh về chơi, chúc Tết ăn liên tục không ra bữa nên lúc nào cũng ở trạng thái lưng lửng, không có nhu cầu về ăn uống…”.

Dưới góc độ chuyên môn, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích “Chán ăn sau Tết là tình trạng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân do trong Tết, hầu hết các gia đình đều bổ sung một lượng lớn thực phẩm khiến cơ thể “dư thừa”. Việc này kéo dài trong suốt tuần lễ nghỉ Tết nên những ngày sau đó đa phần không còn cảm giác thèm ăn, thậm chí cứ nghĩ đến ăn là sợ, lúc nào cũng cảm thấy đầy bụng.

Nguyên nhân thứ hai do thói quen sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn trong dịp Tết. Ngủ muộn, dậy muộn dẫn đến ăn không ra bữa, ăn vặt thường xuyên khiến đồng hồ sinh học của cơ thể loạn nhịp, dạ dày không tiết ra dịch vị đúng bữa khiến miệng không muốn ăn. Tương tự, việc chuẩn bị cỗ Tết, đi du xuân nhiều… cũng khiến đến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Nguy hại hơn, việc dung nạp quá nhiều chất đạm, chất béo và tinh bột có thể khiến hệ tiêu hóa quá tải, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, gây nên cảm giác khó chịu”.

Để khắc phục tình trạng trên, người dân cần bình tĩnh, không nên tự ép mình hoặc các thành viên trong gia đình lập tức phải ăn nhiều và đều đặn như ngày thường vì điều này chỉ khiến cảm giác sợ ăn tăng lên. Thay vào đó, mọi người nên ăn những món mình thích, những món cảm thấy ngon miệng để tăng tiết dịch vị, kích thích cảm giác thèm ăn trở lại. Thời gian này, người nội trợ trong gia đình nên lưu ý đổi món, tuyệt đối không tận dụng các thực phẩm thừa trong ngày Tết như giò, bánh chưng, thịt gà… làm thức ăn chính trong các bữa cơm hàng ngày.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài, dù đói hoặc không có cảm giác muốn ăn vẫn nên dùng cơm khi đến bữa, tránh ăn vặt để dần lập lại đồng hồ sinh học cho cơ thể. Ngoài ra, để “giải phóng” nhanh cho hệ tiêu hóa cần ăn nhiều chất xơ như rau xanh, các loại hoa củ quả… giúp dễ tiêu và tránh thực phẩm nhiều dầu, mỡ, đạm. Duy trì ăn sữa chua hàng ngày, đặc biệt là sữa chua có bổ sung lợi khuẩn có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn kích thích cảm giác thèm ăn, tăng cường sức đề kháng…. Lưu ý để lấy lại nhịp sinh học cần ngủ đủ giấc 6 – 8 tiếng một ngày. Việc ngủ đủ giấc sẽ mang lại tinh thần thoải mái, sảng khoái khởi đầu cho những ngày làm việc hiệu quả và thành công.

Song hành với những phương pháp trên cần duy trì thói quen tập thể dục từ 20 đến 30 phút mỗi ngày. Tập luyện các môn thể thao như đi bộ, chạy, yoga, bơi…giúp tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng cho cơ thể, tránh đầy bụng, chán ăn sau các kỳ nghỉ Tết.

Có một thực tế mà đại đa số người dân đều cảm nhận sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán đó là bụng luôn lưng lửng, không thích ăn tất cả các món sơn hào hải vị….cứ nghĩ đến ăn là sợ kể cả những món khoái khẩu trước đây. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sinh bệnh.

Chị N.T. Thanh 42 tuổi (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ “Trong Tết mặc dù ăn không nhiều nhưng do phải chế biến, nấu ăn hàng ngày nên cứ đến bữa ăn là ngồi nhìn, chỉ ăn được một lượng nhỏ…đã thấy no, thậm chí nhịn cả ngày cũng không thấy đói”. Anh Nguyễn Huy Chương (Gia Lâm, Hà Nội) cũng trong tình trạng tương tự “Họ hàng, anh em ở các tỉnh về chơi, chúc Tết ăn liên tục không ra bữa nên lúc nào cũng ở trạng thái lưng lửng, không có nhu cầu về ăn uống…”.

Dưới góc độ chuyên môn, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia phân tích “Chán ăn sau Tết là tình trạng khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân do trong Tết, hầu hết các gia đình đều bổ sung một lượng lớn thực phẩm khiến cơ thể “dư thừa”. Việc này kéo dài trong suốt tuần lễ nghỉ Tết nên những ngày sau đó đa phần không còn cảm giác thèm ăn, thậm chí cứ nghĩ đến ăn là sợ, lúc nào cũng cảm thấy đầy bụng.

Nguyên nhân thứ hai do thói quen sinh hoạt thường ngày bị đảo lộn trong dịp Tết. Ngủ muộn, dậy muộn dẫn đến ăn không ra bữa, ăn vặt thường xuyên khiến đồng hồ sinh học của cơ thể loạn nhịp, dạ dày không tiết ra dịch vị đúng bữa khiến miệng không muốn ăn. Tương tự, việc chuẩn bị cỗ Tết, đi du xuân nhiều… cũng khiến đến cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Nguy hại hơn, việc dung nạp quá nhiều chất đạm, chất béo và tinh bột có thể khiến hệ tiêu hóa quá tải, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, gây nên cảm giác khó chịu”.

Để khắc phục tình trạng trên, người dân cần bình tĩnh, không nên tự ép mình hoặc các thành viên trong gia đình lập tức phải ăn nhiều và đều đặn như ngày thường vì điều này chỉ khiến cảm giác sợ ăn tăng lên. Thay vào đó, mọi người nên ăn những món mình thích, những món cảm thấy ngon miệng để tăng tiết dịch vị, kích thích cảm giác thèm ăn trở lại. Thời gian này, người nội trợ trong gia đình nên lưu ý đổi món, tuyệt đối không tận dụng các thực phẩm thừa trong ngày Tết như giò, bánh chưng, thịt gà… làm thức ăn chính trong các bữa cơm hàng ngày.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán kéo dài, dù đói hoặc không có cảm giác muốn ăn vẫn nên dùng cơm khi đến bữa, tránh ăn vặt để dần lập lại đồng hồ sinh học cho cơ thể. Ngoài ra, để “giải phóng” nhanh cho hệ tiêu hóa cần ăn nhiều chất xơ như rau xanh, các loại hoa củ quả… giúp dễ tiêu và tránh thực phẩm nhiều dầu, mỡ, đạm. Duy trì ăn sữa chua hàng ngày, đặc biệt là sữa chua có bổ sung lợi khuẩn có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn kích thích cảm giác thèm ăn, tăng cường sức đề kháng…. Lưu ý để lấy lại nhịp sinh học cần ngủ đủ giấc 6 – 8 tiếng một ngày. Việc ngủ đủ giấc sẽ mang lại tinh thần thoải mái, sảng khoái khởi đầu cho những ngày làm việc hiệu quả và thành công.

Song hành với những phương pháp trên cần duy trì thói quen tập thể dục từ 20 đến 30 phút mỗi ngày. Tập luyện các môn thể thao như đi bộ, chạy, yoga, bơi…giúp tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng cho cơ thể, tránh đầy bụng, chán ăn sau các kỳ nghỉ Tết.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Con bạn ham ăn hay lười ăn là do gen bạn biết chưa?

Xơ gan cổ chướng: biểu hiện, cách chăm sóc trong từng giai đoạn bệnh

Cân bằng chế độ dinh dưỡng sau kỳ nghỉ Tết

Mùa hè nắng nóng làm món miến trộn tôm chống ngán

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook