Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn uống không lành mạnh, thiếu việc tập luyện thể dục, hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu và béo phì, thừa cân.
Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng men vi sinh có thể giúp giảm cao huyết áp, kể cả là sử dụng như thành phần bổ sung hay một phần trong chế độ ăn uống.
Ngày nay, một nghiên cứu đã xác định được hai loại men vi sinh có tác dụng làm giảm huyết áp ở chuột bạch bị tăng huyết áp, cho thấy rằng chúng có thể cũng có tác dụng tương tự ở người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp cao hay tăng huyết áp ảnh hưởng đến khoảng 1,28 tỷ người trên 30 tuổi trên toàn thế giới. Gần một nửa trong số đó không biết rằng họ mắc bệnh này, trừ khi huyết áp rất cao, nếu không thường không gây ra triệu chứng gì.
Tại Hoa Kỳ, gần một nửa số người trưởng thành (48,1%) bị tăng huyết áp hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh này.
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm suy tim và đau tim, chứng phình động mạch, suy thận, đột quỵ, cắt cụt chi và các bệnh lý liên quan tới võng mạc, có thể dẫn đến mù lòa.
Chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lý này bằng cách bỏ hút thuốc, không uống quá nhiều rượu, duy trì cân nặng hợp lý và có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải, ảnh hưởng tích cực đến hệ vi sinh đường ruột. Một cách khác là tăng cường số lượng men vi sinh hoặc vi khuẩn có lợi trong ruột.
Hiện nay, một nghiên cứu trên chuột đã xác định được hai loại men vi sinh đặc biệt – Bifidobacteria và Lactobacillus – có tác dụng làm giảm huyết áp
Nghiên cứu do các nhà nghiên cứu từ Đại học Thành phố Hồng Kông và Đại học Nông nghiệp Nội Mông dẫn đầu, được công bố trên mSystems, tạp chí của Hiệp hội Vi sinh vật Hoa Kỳ.
Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Các nghiên cứu cho thấy rằng sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột có liên quan đến chứng tăng huyết áp ở cả động vật và con người. Sự trao đổi chất của vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây viêm và rối loạn chức năng nội mô, tất cả đều ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp.
Một số vi khuẩn có có lợi cho với huyết áp. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Lactobacillus spp. và Bifidobacteria spp., đều được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, có thể làm giảm huyết áp.
Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác động của hai loại men vi sinh – Bifidobacteria lactis M8 và Lactobacillus rhamnosus M9 – trên những con chuột bị tăng huyết áp sau khi uống nước có chứa 15% fructose thay vì nước tinh khiết.
Ở những con chuột tăng huyết áp được dùng men vi sinh, huyết áp giảm đáng kể trong suốt quá trình nghiên cứu, trở lại mức tương tự như những con chuột được dùng để đối chứng. Những con chuột được nuôi bằng đường fructose không được điều trị bằng men vi sinh tiếp tục bị huyết áp cao.
Có nên bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn uống?
Một đánh giá năm 2013 của các nghiên cứu cho thấy men vi sinh có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và rất hữu ích trong việc điều trị chứng không dung nạp lactose, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, tiêu chảy truyền nhiễm và dị ứng.
Một đánh giá năm 2017 cho thấy tiêu thụ Lactobacillus có thể làm giảm đáng kể tổng lượng cholesterol trong máu.
Men vi sinh có thể được dùng làm chất bổ sung hoặc là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Hầu hết mọi người sẽ được hưởng lợi từ chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả tươi, sữa chua, phô mai và thực phẩm lên men.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?
Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp
12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên
Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.