Thứ Năm, 28/12/2023 | 16:27

So với thuốc tây y, thuốc đông y có tác dụng chậm hơn nhưng về lâu dài không gây ra những tác dụng phụ vì vậy loại thuốc này được người dân Việt Nam và một số nước Đông Nam Á ưa chuộng.

Từ xa xưa, các bài thuốc bổ thận tráng dương được phái mạnh lựa chọn để cải thiện sinh lý bởi theo quan điểm của Đông y, bổ thận tráng dương là người có thận tốt thì sinh lý tốt. Thận tốt sẽ giúp cơ thể cải thiện các chứng bệnh như chán ăn, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng, tiểu đêm, đau lưng mỏi gối, suy giảm chức năng sinh lý..

1. Bài thuốc Mạch vị địa hoàn bổ thận tráng dương

Thành phần gồm: Thục địa: 800g, Đan bì: 300g, Sơn thù: 400g, Trạch tả: 300g, Sơn dược: 400g; Phục linh: 300g; Ngũ vị tử: 12g; Mạch môn đông: 12g.

Tác dụng: Sử dụng cho người phế thận âm suy, sức khỏe yếu, sinh lý suy giảm, liệt dương, di tinh, ù tai, họng khô khái huyết, chóng mặt. Người già lưng đau mỏi gối, đi lại khó khăn.

Các bước thực hiện: Nghiền các dược liệu thành bột mịn sau đó trộn với mật và vo thành viên nhỏ như hạt đậu. Ăn mỗi ngày 8-12g, uống cùng với nước muối pha loãng.

2. Bài thuốc Nhất dạ ngũ giao (theo Minh Mạng thang)

Thành phần: Nhục thung dung, Cam cúc hoa, Sinh địa, Thạch hộc, Xuyên khung, Đan sâm mỗi loại 12g;

Táo nhân, Cốt toái bổ, Xuyên ngưu tất, Chích kỳ, Xuyên tục đoạn, Xuyên đỗ trọng, Quảng bì mỗi loại 8g; Xuyên quy, Nhị hồng sâm, Cam kỷ tử, Thục địa mỗi loại 20g; Đảng sâm 10g; Đại táo 10 quả, đường phèn 300g.

Cách thực hiện:

19 vị thuốc trên cho vào bình ngâm với 3 lít rượu nếp trong 5 ngày.

Ngày thứ 6, nấu 0,5 lít nước với 300g đường phèn cho tan ra, để nguội, đổ vào bình rượu. Đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng.

Ngày uống 3 lần: sáng, trưa, tối. Mỗi lần 20ml. Dùng liên tục trong 1 tháng.

3. Bài thuốc kỷ tử tráng dương bổ thận

Theo Đông y, bài thuốc tráng dương bổ thận từ Kỷ tử có tác dụng bổ thận, can, nhuận phế và dưỡng huyết minh mục dùng để chữa can thận âm suy, người có biểu hiện đầu choáng váng, vô tinh… và một số biểu hiện khác.

Cách thực hiện bài thuốc Kỷ tử:

Chuẩn bị 120g Kỷ tử, 180g Thục địa, 60g Đương quy đem thái lát nhỏ sau đó ngâm với 3 lít rượu trắng ở nồng độ 40 độ.Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml. Sử dụng đều đặn bài thuốc này sẽ giúp cải thiện triệu chứng yếu sinh lý, bổ thận tráng dương nam giới.

4. Bài thuốc Đại bổ nguyên khí

Theo lý luận y học phương Đông, việc đại bổ nguyên khí giúp lưu thông máu và cung cấp năng lượng cho các tạng phủ, kinh lạc… trong cơ thể. Đồng thời, thúc đẩy và điều tiết sự sinh trưởng, phát dục của cơ quan sinh dục, giúp nam giới “khỏe” hơn, cường tráng hơn. Người bệnh có thể sử dụng Sâm – Nhung – Quế – Nhục, 4 vị thuốc có tác dụng Đại bổ nguyên khí.

Bài thuốc Đại bổ nguyên khí từ Nhân sâm:

Cách 1: Sử dụng 4-12g Nhân sâm, chưng cách thủy cho uống.

Cách 2: Chuẩn bị Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Bạch thược, Phục linh, Viễn chí, Đương quy, Thỏ ty tử, Hoài ngưu tất, Dâm dương hoắc, Gừng tươi, thịt hươu, mỗi loại 3g. Thịt hươu thái lát, cho vào nồi nấu nhừ. Khi thịt nhừ, bỏ dược liệu vào nấu cùng. Thêm gia vị, ăn hằng ngày.

4 Bài thuốc bổ thận tráng dương dân gian

Ngoài các vị thuốc Đông y, những thảo dược xung quanh ta cũng có công dụng tráng dương bổ thận, tăng cường sinh lực phái mạnh được dân gian truyền lại.

Lá hẹ bổ thận cố tinh

Theo Đông y, lá hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc. Với lá hẹ, bạn có thể giã lấy nước uống, dùng làm rau ăn trong ngày hoặc nấu cháo đều tốt cho thận.

Rễ cau bổ thận tráng dương

Theo một số nghiên cứu của Y học cổ truyền, rễ cau có tác dụng bồi bổ thận rất tốt.

Trong Y học hiện đại đã phát hiện ra rễ cau có thành phần alkaloid, tác động mạnh lên hệ thần kinh giúp giãn nở mạch máu, duy trì trạng thái cương cứng của dương vật.

Cách thực hiện: Dùng 30g rễ cau non, thái nhỏ sau đó sắc với 1 lít nước, uống hết trong ngày. Uống liên tục trong 1 tuần sẽ có tác dụng.

Vừng đen bổ thận, lưu thông khí huyết

Vừng đen được mệnh danh là “sứ giả thuốc bổ thận”, thực phẩm này giàu sắt, vitamin E, có tác dụng bồi bổ, lưu thông khí huyết, lợi gan thận. Vừng đen mang xay thành bột mịn, pha với nước uống hàng ngày.

Cây cỏ xước điều trị thận hư, mộng tinh, di tinh

Cỏ xước có vị đắng, tính chua, có tác dụng điều trị thận hư, mộng tinh, di tinh, hoa mắt, ù tai..

Chuẩn bị: 15g Cỏ xước,15g rễ cỏ tranh,16g Mã đề, 20g Huyết dụ, 20g Huyền sâm

Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên sau đó cho vào ấm đun cùng với 500ml nước cho tới khi còn 200ml. Uống 2 lần trong ngày. Duy trì uống trong 1 đến 2 tuần sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những người nào không nên ăn mướp đắng?

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ chim bồ câu

Cá trê – bổ thận, bổ huyết, tráng dương

Một số món ăn, bài thuốc quý về tắc kè

Cách tăng cường bản lĩnh đàn ông bằng quả mâm xôi

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook