Thứ Sáu, 03/05/2024 | 13:15

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình trạng tim bị suy yếu do các tổn thương thực thể hay các rối loạn chức năng tim khiến cho tâm thất không có đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc tống máu. Suy tim gây khó thở, mệt mỏi, căng thẳng… ảnh hưởng đến cảm xúc của người bệnh, thậm chí dẫn đến trầm cảm. Theo các số liệu thống kê cho thấy Việt Nam có khoảng 1,6 triệu bệnh nhân suy tim vì vậy việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời có thể kéo dài tuổi thọ, đảm bảo cuộc sống chất lượng hơn.

Nguyên nhân gây suy tim do nhiều yếu tố như mắc bệnh lý mạch vành gồm hội chứng mạch vành cấp, thiếu máu cục bộ cơ tim…, tăng huyết áp, hẹp van tim: hẹp van động mạch chủ; hẹp van 2 lá, hở van tim: hở van hai lá nặng, hở van động mạch chủ…Ngoài những nguyên nhân trên rối loạn hệ vi sinh đường ruột cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của tim. 

Khi tim bị suy, hệ thống tim mạch không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào khiến người bệnh luôn mệt mỏi, khó thở…Các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc mang vác đồ có thể trở nên khó khăn hơn. Khi bệnh nhân gắng sức, có thể xuất hiện tình trạng ứ dịch dẫn đến sung huyết phổi và phù ngoại vi.

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh suy tim

Tiến sĩ Rohith P Reddy, chuyên gia tư vấn bác sĩ tim mạch can thiệp bệnh viện Yashoda, Hyderabad, Ấn Độ cho biết: “Ruột của chúng ta là nơi cư trú của hàng triệu vi khuẩn tiết ra một số enzyme giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và thuốc, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng đường ruột khỏe mạnh là điều cần thiết trong việc duy trì mức cholesterol khỏe mạnh trong cơ thể”.

Hệ vi sinh đường ruột tạo ra tính ổn định và khả năng đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Tổng lượng vi khuẩn trong hệ vi sinh vật đường ruột ước tính khoảng 100 nghìn tỷ tương đương gần 1,5kg vi sinh. Con số này lớn gấp nhiều lần so với loài người cư ngụ trên trái đất.

Ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột có khoảng hơn 500 loài khác nhau tồn tại bao gồm cả các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn 85%) và các vi khuẩn gây bệnh (15%). Mặc dù có sự góp mặt của các vi khuẩn gây bệnh song cơ thể vẫn đạt được trạng thái khỏe mạnh chính là nhờ cơ chế điều hòa miễn dịch tại ruột. Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm tổng số 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể người và hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó.

Cách hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Kiểm soát tình trạng viêm: Đường ruột cân bằng giúp điều chỉnh tình trạng viêm khắp cơ thể. Viêm mạn tính là một yếu tố nguy cơ được biết đến đối với bệnh tim.

Giảm cholesterol: Một số vi khuẩn đường ruột có liên quan đến chuyển hóa cholesterol. Sự mất cân bằng của các vi khuẩn này có thể góp phần làm tăng mức cholesterol xấu, một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Điều hòa huyết áp: Vi khuẩn đường ruột đóng vai trò sản xuất các chất ảnh hưởng đến huyết áp. Vì vậy sự mất cân bằng của những vi khuẩn này có thể dẫn đến tăng huyết áp và một yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

Huyết áp cao: Huyết áp cao khiến tim phải làm việc gắng sức thắng được áp lực trong lòng mạch, lâu dần khiến cơ tim suy yếu. Suy tim xảy ra khi hoạt động bơm máu của tim suy yếu, lượng máu tim bơm đi không đủ cho nhu cầu của cơ thể khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở, mệt mỏi, hụt hơi mỗi khi vận động.

Trao đổi chất và kiểm soát cân nặng: Hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý và lưu trữ chất béo. Khi đường ruột không khỏe mạnh có thể góp phần gây ra béo phì  liên quan đến các vấn đề về tim gây suy tim. 

Từ những phân tích trên cho thấy vai trò quan trọng của hệ vi sinh đường ruột đối với sức khoẻ tim mạch, khớp, các bệnh về da liễu…Để bảo vệ cơ thể và trái tim luôn khoẻ mạnh, không mắc các các bệnh về tim mạch các chuyên gia khuyến cáo áp dụng chế độ ăn đa dạng, bổ sung nhiều rau, đậu và trái cây, tiêu thụ các thực phẩm lên men, tránh ăn quá nhiều chất làm ngọt nhân tạo. …Ngoài ra việc tetst thở hydro hàng năm tầm soát các căn bệnh về đường ruột là việc làm thiết thực để bảo vệ đường ruột luôn khoẻ mạnh, phòng ngừa tật bệnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Vì sao hệ vi sinh đường ruột gây ra béo phì

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook