Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh thần vui vẻ, an yên, hạn chế stress, căng thẳng.
Đường ruột là một cơ quan kỳ diệu hoạt động độc lập với não bộ. Trong cơ thể, đường ruột có thể hoạt động bình thường ngay cả khi tủy sống cơ quan trung gian truyền đạt thông tin từ não bộ bị tổn thương. Điều này là minh chứng lý giải các chuyên gia y học gọi đây là “bộ não thứ hai của cơ thể” tác động đến tinh thần, niềm vui và sự an yên của con người.
Đường ruột – bộ não thứ hai của cơ thể
Đầu thế kỷ XIX (Thế kỷ XIX bắt đầu từ ngày 1/1/1801 đến 31/12/1900), William Bayliss và Ernest Henry Starling – hai tiến sĩ sinh lý học thuộc Đại học London đã nghiên cứu chi tiết cấu tạo, chức năng của ruột và tiến hành thí nghiệm trên động vật. Kết quả cho thấy hệ tiêu hóa vẫn có thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn ngay cả khi đã cắt nó khỏi mạng thần kinh tủy sống nối với não bộ.
Năm 1907, trong cuốn sách “mBraining” hai nhà khoa học người Úc là Marvin Oka và Grant Soousalu đã nhấn mạnh vai trò của đường ruột như “bộ não thứ hai” của cơ thể. Tuy nhiên mãi đến gần 100 năm sau, kết luận này mới chính thức được công nhận.
Sự tương quan mật thiết giữa sức khỏe đường ruột và sức khỏe tinh thần
Tại buổi tọa đàm “Bí quyết khỏe đường ruột – Thư thái tinh thần” (tháng 10-2023), bác sĩ Nguyễn Vũ Linh, trưởng Trung tâm dinh dưỡng VNM lý giải “Hệ thần kinh ruột có hàng trăm triệu nơ-ron thần kinh, có thể hoạt động hoàn toàn độc lập với hệ thần kinh trung ương và đôi lúc hệ thần kinh ruột còn tác động ngược trở lại hệ thần kinh trung ương, yêu cầu ‘phục vụ’ mình”. Hệ thần kinh ruột điều hành mọi hoạt động của cơ quan tiêu hóa, kết nối với các cơ quan khác để làm nhiệm vụ tiêu hóa, hấp thụ, chuyển hóa và thải trừ các thành phần từ thực phẩm.
Thông qua hệ trục não – ruột, hệ thần kinh ruột còn hỗ trợ não góp phần điều hòa tất cả các hoạt động liên quan bao gồm cả hoạt động về mặt tinh thần, tâm lý. Với sự hỗ trợ từ hệ trục não – ruột, đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột một số nội tiết tố về tâm lý như niềm vui, hạnh phúc sẽ được sản sinh và phát huy tác dụng ở mức tối ưu.
Vai trò của hệ vi sinh đường ruột rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và tinh thần. Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh ruột và thông qua hệ trục não – ruột để điều chỉnh một số chức năng của cơ thể.
Đồng quan điểm với bác sĩ Vũ Linh, TS.BS Trần Khánh Vân, trưởng khoa vi chất, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: “Hệ tiêu hóa tốt đóng vai trò cốt lõi trong sức khỏe toàn diện, khỏe đường ruột đồng nghĩa với sức khỏe được cải thiện, tinh thần từ đó cũng trở nên thư thái hơn”.
Khi đường ruột khỏe, cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cả về chất và lượng. Dưỡng chất là nền tảng cho việc xây dựng cấu trúc mô – tế bào các cơ quan, cũng như cấu tạo các hoạt chất sinh học – nội tiết, dẫn truyền thần kinh… Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong quá trình cảm nhận – kích thích – đáp ứng của nhiều hệ cơ quan trong đó có hệ nội tiết, hệ thần kinh và liên quan trực tiếp đến tâm trạng, tinh thần.
Từ những minh chứng khoa học trên cho thấy sự liên hệ mật thiết giữa hệ trục não – ruột vì vậy đường ruột không khỏe là một trong những nguyên nhân chính gây căng thẳng, mệt mỏi. Ngược lại, đường ruột khỏe mạnh giúp tinh thần vui vẻ, an yên, hạnh phúc.
Để đảm bảo đường ruột luôn khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bổ sung các sản phẩm nhằm tối ưu sức khỏe hệ vi sinh đường ruột giúp cải thiện trạng thái tinh thần. Các nội tiết tố hạnh phúc bao gồm serotonin, melatonin, dopamine, endorphin…có trong trứng, thịt, cá, các loại hạt, các loại đậu, các sản chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…sẽ phát huy hiệu quả cao nhất. Khi hàm lượng các hoạt chất này đạt được nồng độ và độ khả dụng sinh học tối ưu con người sẽ cảm nhận được sự vui vẻ, an yên và hạnh phúc.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi
Hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp giảm cân, ngừa béo phì
Chế độ ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe tiêu hóa không?
Stress, căng thẳng ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột như thế nào?
Cách giảm căng thẳng, stress tránh ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.