Thứ Hai, 06/05/2024 | 11:58

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên quan đến tình trạng đột quỵ trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi sau biến chứng.

+ Trên toàn cầu, mỗi năm có khoảng 13 triệu người bị đột quỵ.

+ Các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Di truyền và Dược động học Đột quỵ đã liên kết các vi khuẩn cụ thể trong hệ vi sinh đường ruột với mức độ nghiêm trọng và khả năng phục hồi của đột quỵ.

+ Các nhà khoa học tin rằng phát hiện này có thể hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ và cải thiện khả năng phục hồi sau đột quỵ.

Nghiên cứu trước đây đã cho thấy mối liên kết giữa sức khỏe của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh khác nhau, bao gồm cả bệnh viêm ruột, bệnh Alzheimer và bệnh thận.

Các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm di truyền và dược động học đột quỵ của Nhóm Tiến sĩ Israel Fernández Cadenas (PI) đã phát hiện ra mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên quan đến tình trạng đột quỵ trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi sau biến chứng.

Hệ vi sinh đường ruột là gì?

Hệ vi sinh đường ruột nói đến hàng nghìn tỷ vi khuẩn và các vi sinh vật khác nhau sống trong đường ruột của con người. Nghiên cứu cho thấy những vi khuẩn “tốt” đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của cơ thể, bao gồm việc tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.

Nếu hệ vi sinh đường ruột trở mất cân bằng có thể gây hại đối với cơ thể. Căng thẳng, thói quen ăn uống không lành mạnh và dùng thuốc kháng sinh có thể phá vỡ hệ vi sinh đường ruột. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ dễ mắc bệnh, bao gồm cả những bệnh liên quan đến viêm nhiễm, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và bệnh tim.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ xảy ra khi máu không thể lưu thông lên não. Nếu lưu lượng máu lên não bị tắc nghẽn, oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng không thể đến não và có thể khiến các tế bào não chết đi.

Dữ liệu cho thấy khoảng 13 triệu người trên toàn cầu bị đột quỵ mỗi năm và khoảng 5,5 triệu người chết vì đột quỵ.

Có hai loại đột quỵ chính:

+ Hầu hết các cơn đột quỵ đều là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, trong đó mảng bám tích tụ trong các động mạch xung quanh não, làm cản trở lưu lượng máu đến não.

+ Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi một động mạch gần não bị vỡ hoặc rò rỉ, gây thêm áp lực lên các tế bào não, dẫn đến việc thiếu máu lên não.

Xác định đột quỵ liên quan tới vi khuẩn

Trong nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị Tổ chức Đột quỵ Châu Âu năm 2022, nhóm nghiên cứu do Miquel Lledós là nhà nghiên cứu chính cùng các nghiên cứu sinh Tiến sĩ thuộc Phòng thí nghiệm Di truyền và Dược động học Đột quỵ tại Viện Nghiên cứu Sant Pau ở Barcelona, Tây Ban Nha, đã nghiên cứu các mẫu phân của 89 bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Từ nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã xác định được nhiều loại vi khuẩn có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bao gồm vi khuẩn Fusobacteria và Lactobacillus. Họ cũng tìm thấy vi khuẩn Negativibacillus và Lentisphaeria có liên quan đến tình trạng đột quỵ trở nặng trong giai đoạn cấp tính. Và vi khuẩn Acidaminococcus dẫn đến khả năng chậm phục hồi sau đột quỵ sau ba tháng.

Khả năng ứng dụng trực tiếp và đơn giản

Dựa trên nghiên cứu của nhóm mình, Tiến sĩ Lledós cho biết nghiên cứu về hệ vi sinh đường ruột có thể có khả năng ứng dụng trực tiếp và đơn giản trong lĩnh vực lâm sàng. Ông giải thích rằng: “Nếu tiến triển của bệnh nhân bị đột quỵ có liên quan đến sự hiện diện của một loại vi khuẩn nhất định, thì chúng tôi có thể thực hiện các thử nghiệm lâm sàng để thay đổi thành phần vi khuẩn này”.

Và liên quan đến việc phục hồi sau đột quỵ, Tiến sĩ Lledós cho biết hiện tại không có phương pháp điều trị bảo vệ thần kinh cụ thể nào để ngăn ngừa tình trạng thần kinh trở nên tệ đi sau đột quỵ. Ông nói thêm: “Việc sử dụng các liệu pháp mới, chẳng hạn như thay đổi hệ vi sinh vật thông qua việc thay đổi dinh dưỡng hoặc ghép phân, có thể giúp cải thiện quá trình phục hồi sau đột quỵ”.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mối liên hệ vi khuẩn đường ruột và bệnh crohn như thế nào?

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Đột quỵ: dấu hiệu cảnh báo, cách sơ cứu ban đầu

Bệnh đột quỵ: Y học chuyên sâu về cách sơ cứu và phòng bệnh

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook