Thứ Bảy, 21/07/2018 | 15:46

Những cơ đau đột biến trong ung thư

Cơ chế đau do ung thư

Nếu ở giai đoạn sớm, ung thư thường chưa gây đau. Ở giai đoạn muộn hơn, trên 70% bệnh nhân bị các bệnh ung thư có biểu hiện đau đớn, tỷ lệ này ở giai đoạn cuối là hơn 90%. Việc giảm và cắt cơn đau là mong muốn của bệnh nhân, thân nhân cũng như mục đích của các bác sĩ. Với các bệnh nhân ung thư, mức độ đau đớn cũng tỷ lệ thuận với tiên lượng của bệnh.

Hội chứng đau ở bệnh ung thư được phân ra ba loại chính: đau thực thể, đau các nội tạng và đau do căn nguyên thần kinh.

– Đau thực thể: Đau ở đây là do khối u xâm lấn, chèn ép vào các tổ chức cơ quan tại chỗ, bên cạnh hoặc ở nơi khối u di căn đến. Sự chèn ép này bản thân đã gây ra đau do kích thích các thụ cảm thể áp lực, đồng thời gây chèn ép tuần hoàn tại chỗ và phản ứng viêm cùng với sự giải tỏa của các chất hóa học hướng viêm gây ra sự kích thích liên tục cho cảm thụ quan hóa học và làm cơn đau nặng hơn, đều đặn hơn (75 – 80 %)..

Xử trí những cơn đau đột biến trong ung thư và cách đánh giá mức độ đau
Xử trí những cơn đau đột biến trong ung thư và cách đánh giá mức độ đau

Các cơn đau này có thể cấp tính, mạn tính hoặc xảy ra từng đợt. Thường bệnh nhân cảm thấy đau tức với cường độ khác nhau, các mô kề cận bị co cứng và đau thường tăng khi bị đè nén hoặc khi vận động. Nhưng, cũng có những trường hợp bệnh nhân không cảm thấy đau, hoặc mức độ đau không tương xứng với tổn thương thực tế.

– Đau nội tạng: Các cơ quan nội tạng như phổi, gan, nhu mô của thận không có cảm thụ đau, bởi vậy người bệnh không có biểu hiện đau mặc dù bị tổn thương nặng và rộng lớn do ung thư, trừ khi các khối u ảnh hưởng đến các cấu trúc ống hoặc các tổ chức lân cận của các cơ quan này.

Các cơn đau từ phủ tạng thường lan tỏa theo hệ thần kinh thực vật nên nhiều khi làm chúng ta không thể xác định nguồn gốc và vị trí của cơ quan bị bệnh. Một số cơ quan như đại tràng thường nhạy cảm với các căng cứng và viêm, dẫn đến đau, nhưng lại vô cảm, không báo đau khi bị bỏng hoặc rách.

– Đau do căn nguyên thần kinh: Ở hệ thần kinh trung ương, các khối u tại não có thể gây chèn ép và đau đớn. Còn ở thần kinh ngoại vi, đau có thể gây ra do sự chèp ép và xâm nhập của các khối u, cũng như tác dụng độc hại của hóa và xạ trị liệu.

Các đặc điểm của đau thần kinh là: các cơn đau đột ngột như bỏng

Đau nguồn gốc thần kinh gọi là đau loạn cảm hay đau lạc đường dẫn truyền vào trung tâm thường gặp do chấn thương các thần kinh ngoại vi. Loại đau này có triệu chứng bỏng rát, như cắn xé da thịt, hay phối hợp với loạn cảm và tăng cảm.

Đau không liên quan đến ung thư: đau ở một cơ quan hay một bộ phận cơ thể, vì lý do này nên bệnh nhân đi khám, tình cờ lại phát hiện ra ung thư ở một cơ quan hay bộ phận khác của cơ thể (ví dụ: đau ruột thừa đi khám và tình cờ phát hiện ung thư thận…).

Các phương pháp đánh giá mức độ đau

Đau là cảm giác chủ quan mà hiện nay chưa có biện pháp chẩn đoán và đo lường. Đánh giá mức độ đau là giai đoạn đầu tiên, là yếu tố quan. Cái đau của người bệnh có thể không chỉ là những yếu tổ thực thể mà còn là cả những yếu tố tâm lý và tinh thần, mối quan gia đình, xã hội và kinh tế, tạo nên “cái đau tổng thể” của người bệnh. Thầy thuốc cần phải có sự cảm thông thật sự với người bệnh, ‘nhạy cảm’ với nỗi đau rầy vò bệnh nhân, để đảm bảo cho bệnh nhân rằng có thể khống chế được đau đớn giúp họ.

Phương pháp đánh giá đau:

– Dựa hoàn toàn vào chủ quan bệnh nhân qua hỏi về thời gian đau trong ngày, các giờ không đau, hoạt động hàng ngày ảnh hưởng dến đau và tác dụng phụ của thuốc đã sử dụng.

– Dựa vào các hình nét mặt, dáng đi để bệnh nhân đánh giá mức đau đớn của người bệnh

– Dựa vào quan sát khách quan của thầy thuốc: phải quan sát sự thiếu yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, liệt giường, sự phàn nàn của người nhà, những yêu cầu dùng thuốc của bệnh nhân.

– Dựa vào cả cảm giác chủ quan của người bệnh và sự quan sát khách quan của thầy thuốc. Phương pháp này hiện nay được dùng phổ biến nhất

Thăm do diễn biến đau đớn: bao gồm đánh giá về mức độ (đau nhẹ, đau vừ và đau nặng), vị trí, hướng lan cơn đau, thời gian đau và thăm do các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ngủ, ăn, hoạt động và giao tiếp. Cần lượng hoá mức độ đau và mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày bằng thang điểm từ 0-10 . 0 là đau nhẹ và 10 là mức độ đau không thể chịu được cần được can thiệp giảm cơn đau.

Làm gì với những cơn đau đột biến trong ung thư

Nhiều bệnh nhân ung thư có những cơn đau đột biến mặc dù được dùng các thuốc chống đau liên tục. Những cơn đau này thường dữ dội và gọi là đau vượt rào. Những cơn đau này khác nhau về cường độ và thời gian cũng như căn nguyên ở từng bệnh nhân, chúng thường xuất hiện nhanh, bất ngờ và kéo dài từ vài phút đến vài giờ, trung bình khoảng 30 phút.

Thuốc hiệu nghiệm nhất cho các cơn đau này là morphin, dùng qua đường uống, tiêm thuốc, đặt dưới lưỡi, thụt hậu môn hoặc ngậm ở miệng mà không nuốt. Bệnh nhân có thể dùng liều thứ hai nếu liều đầu tiên không mang lại kết quả mong muốn. Những biện pháp tâm lý và thư giãn, thôi miên, tưởng tượng và đánh lạc hướng cũng có thể giúp điều trị đau cho bệnh nhân ung thư, kể cả các cơn đau vượt rào.

Xử trí những cơn đau đột biến trong ung thư và cách đánh giá mức độ đau

Bài liên quan: Điều trị tổng thể đau do ung thư

Yhocvn.net

 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook