Chủ Nhật, 01/10/2017 | 12:26

Ở vùng Liberia, người dân địa phương khi đi rừng thường mang theo các dụng cụ chuyên để đào bới đất. Mỗi khi phát hiện ra loại cây này họ lập tức tiến hành đào gốc cây, khi đó, dù ai hỏi gì họ cũng không trả lời mà chỉ chuyên tâm làm việc.

Loại cây này nhìn bề ngoài không có gì đặc biệt, vậy mà mỗi khi nhìn thấy người dân địa phương thường reo lên: “cây kim cương, cây kim cương…” rồi bắt đầu đào cây lên. Chẳng lẽ dưới gốc cây có kim cương hay sao? Với một dấu hiệu đơn giản thế mà tìm được kim cương thì dễ quá!

Vì sao người dân vùng Liberia thấy loại cây này đều reo lên ‘Cây kim cương’ rồi lập tức đào lên?

Thực ra, loài cây này gắn liền với một câu chuyện. Liberia là đất nước nổi tiếng về buôn bán “kim cương máu”, vốn là tên gọi của Liên hợp quốc đặt ra đối với những loại đá quý có xuất xứ từ những vùng đất dựa trên sự bóc lột sức lao động của những tổ chức phạm pháp hoặc không được chính phủ bảo hộ, dùng vào mục đích quân sự hoặc vận chuyển trái phép. Từ xưa có một người tên là Hagerty, khi anh đến Liberia thăm dò khai thác kim cương từ năm 2010. Nơi đây từ lâu đã có những khu mỏ rộng lớn nhưng phương pháp khai thác vô cùng lạc hậu, người công nhân tự mò mẫm tìm kiếm chỗ đào bới, cả khu rừng rậm rạp tầm nhìn không quá 3m nên họ khó mà đào được chính xác nơi có kim cương.

Vì sao người dân vùng Liberia thấy loại cây này đều reo lên ‘Cây kim cương’ rồi lập tức đào lên?

Một lần Hagerty đi xuyên rừng, anh dùng một ống gang rỗng dài tầm 2,4m, anh chọc nó xuống đất để lấy mẫu về xét nghiệm, sau khi nghiên cứu mẫu đất, anh phát hiện trong một miếng đá Kimberlite có 4 viên kim cương, trong đó một viên nặng đến 20g. Ngoài ra, trên miếng đá anh còn thấy có mọc một loại cây rất đặc biệt là “cây dứa dại”. Loài cây này thường chỉ mọc ở tầng đá có chứa hàm lượng quặng cao, chắc vì lý do này mà người dân nơi đây gọi nó là “cây kim cương”.

Vì sao người dân vùng Liberia thấy loại cây này đều reo lên ‘Cây kim cương’ rồi lập tức đào lên?

Nhưng không phải tầng quặng đá nào cũng có kim cương hàm lượng cao, chỉ 1% trong số đó là kim cương đạt chất lượng, có hàm lượng đạt chuẩn. Hiện nay, một số người dân nơi đây chỉ chuyên làm nghề tìm kiếm vào đào bới loại cây này để tìm kim cương. Vì thế chỉ cần vẽ được sơ đồ phân bố loại cây này là người ta có thể mở những khu mỏ khai thác kim cương tại nơi đây.

Vì sao người dân vùng Liberia thấy loại cây này đều reo lên ‘Cây kim cương’ rồi lập tức đào lên?

Trước đây, để khai thác kim cương người ta phải phá hủy một khu vực rộng lớn, đồng thời còn phải sử dụng hóa chất để tiến hành công việc, nhưng khi phát hiện ra sự liên quan của loài cây này với kim cương, người ta đã có thể dễ dàng khoanh vùng khu vực khai thác mà không cần phá hủy môi trường sinh thái, tiết kiệm được nhân lực vật lực. Nó là một phát hiện giúp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp khai khoáng ở Liberia.

Video: Lóa mắt trước thị trấn được phủ 72.000 tấn bụi kim cương

Quỳnh Chi

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook