Thứ Hai, 06/08/2018 | 08:50

Thông qua các định nghĩa về tăng huyết áp tâm thu đơn thuần, tăng huyết áp tâm trương đơn thuần, tăng huyết áp giới hạn và tăng huyết áp chính thức bạn sẽ hiểu được sự nguy hiểm của căn bệnh này.

Khi nào bị coi là tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là khi trị số huyết áp đo được ở trên mức bình thường. Nghĩa là :

Huyết áp tối đa bằng hoặc hơn 140 mmHg.

Huyết áp tối thiểu bằng hoặc hơn 90 mmHg.

Tăng huyết áp có thể là tăng cả huyết áp tâm thu và tâm trương hoặc chỉ tăng một trong hai dạng đó.

Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần  

Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần là khi huyết áp tâm thu bằng hoặc trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương ở mức bình thường nghĩa là dưới 90 mmHg.

Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần là hay gặp ở người cao tuổi do động mạch xơ cứng, giảm sự đàn hồi, làm tăng sức cản ngoại vi. Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần dễ gây biến chứng ở tim và não, dễ gây tử vong. Ngoài ra, nguyên nhân gây tăng huyết áp tâm thu đơn thuần có thể còn do trạng thái tăng lưu lượng tim như cường giáp trạng, hở van động mạch chủ v.v.

Tăng huyết áp tâm trương đơn thuần

Tăng huyết áp tâm trương đơn thuần là khi huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 90 mmHg, và huyết áp tâm thu ở giới hạn bình thường nghĩa, là dưới 140 mmHg. Trước đây người ta cho rằng tăng huyết áp tâm trương quan trọng hơn tăng huyết áp tâm thu. Có tác giả cho rằng tăng huyết áp tâm trương có liên quan chặt chẽ với bệnh mạch vành, nhất là ở người trẻ tuổi. Ngày nay, nhiều nhà lâm sàng học đều cho rằng cả tăng huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm trương đều có nguy cơ gây biến chứng tim cả.

Tăng huyết áp giới hạn

Tổ chức y tế thế giới qui định tăng huyết áp có hai mức độ: Tăng huyết áp giới hạn và tăng huyết áp chính thức.

Tăng huyết áp giới hạn còn gọi là tăng huyết áp không bền là khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 140 – 159 mmHg, huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 90-94 mmHg, tùy mức độ tăng huyết áp chưa cao nhưng trong giai đoạn này cũng có thế gây ra nhiều biến chứng. Có tác giả cho rằng số biến chứng xảy ra trong tăng huyết áp giới hạn không ít hơn trong tăng huyết áp chính thức. Cho nên cần phải được theo dõi, điều trị tích cực, đúng phương pháp, nếu không sẽ trở thành tăng huyết áp chính thức.

Tăng huyết áp chính thức

Tăng huyết áp chính thức là khi huyết áp tâm thu trên hoặc bằng 160 mmHg, và huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 95 mmHg. Tăng huyết áp chính thức còn gọi là tăng huyết áp bền bỉ.

Trong tăng huyết áp chính thức lại chia ra: tăng huyết áp nhẹ, tăng huyết áp vừa, tăng huyết áp nặng, tăng huyết áp rất nặng tuỳ theo con số huyết áp đo được.

Bảng phân loại tăng huyết áp theo mức độ huyết áp

Mức độ tăng huyết áp

Theo một báo cáo tại Hội nghị Tim mạch toàn quốc : Cách phân loại huyết áp theo con số huyết áp đo được cho thấy được huyết áp cao thấp như thế nào, thấy được mức tăng của huyết áp và có giá trị để chỉ đạo cho việc sử dụng thuốc, tìm liều lượng phù hợp với từng bệnh nhân. Nhưng do huyết áp dễ giao động và thay đổi, nhất là khi dùng thuốc hạ áp nên cách đánh giá theo phân loại mức huyết áp cũng có những hạn chế vì phân loại này không nói gì đến các tổn thương do tăng huyết áp gây ra.

Mức huyết áp Huyết áp tối đa (mmHg) Huyết áp tối thiểu 1 (mmHg)
Huyết áp thấp

Huyết áp bình thường

Tăng huyết áp giới hạn

Tăng huyết áp rất nhẹ

Tăng húyết áp nhẹ

Tăng huyết áp vừa

Tăng huyết áp nặng

Tăng huyết ẩp rất nặng

90-99

100 -139

140 -159

160 -169

170 -189

190-219

220 – 249

≥250

40-59

60-89

90-94

95 – 99

100 -104

105 -114

115 – 139

>140

 

Cũng có tác giả cho rằng, vì huyết áp luôn luôn giao động do nhiều yếu tố cho nên việc đánh giá tăng huyết áp dựa theo con số huyết áp là không nên.

Bảng phân loại tăng huyết áp của Mỹ

Uỷ ban quốc gia Cộng lực Hoa Kỳ (Jointt National Committee) có sự nhất trí của Tổ chức y tế thế giới và Hội tăng huyết áp quốc tế (Société Internationale d’Hypertension) đã trình bày tại Hội nghị tăng huyết áp cách phân loại như sau :

Các định nghĩa bệnh tăng huyết áp

Xếp loại huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)

 

Huyết áp bình thường
Huyết áp bình thường

Huyết áp bình thường cao

Tăng huyết áp nhẹ

(giạiđoạn I)

Tăng huyết áp vừa

(giai doạn II)

Tăng huyết áp nặng

(giai đoạn III)

Tăng huyết áp rất nặng

(giai đoạn IV)

≤ 130

130 -139

 

140 -159

 

160 -179

 

180 – 209

 

≥ 210

≤ 85

85 – 90

 

90 – 99

 

100 – 109

 

110 -119 1

 

≥ 120

Đây là bảng phân loại tăng huyết áp, đơn giản, dễ hiểu. So với bảng phân loại của nước ta đề nghị, thì cách phân loại này có một số điểm khác:

– Mức huyết áp tâm thu rất nặng là > 210 mmHg, thấp hơn so với bảng phân loại do GS. Trần Đỗ Trinh trình bày (250 mm Hg).

– Mức huyết áp tâm trương rất nặng là 120 cũng thấp hơn của ta là > 140 mmHg, như vậy là để cảnh giác sớm với bệnh hơn.

– Không có từ tăng huyết áp giới hạn mà xếp ngay vào tăng huyết áp nhẹ luôn khi huyết áp tối đa là 140-159 mmHg.

Kết hợp mức tăng huyết áp và giai đoạn tăng huyết áp, chúng ta nên nghiên cứu áp dụng bản phân loại này (theo đề nghị của GS. Trần Đỗ Trinh).

Phân loại tăng huyết áp theo giai đoạn bệnh

Việc phân loại tăng huyết áp theo con số huyết áp đo được có những hạn chế nói trên. Số đo huyết áp luôn luôn giao động, có khi huyết áp đã hạ xuống ở mức bình thường nhưng bệnh tăng huyết áp lại đang ở giai đoạn nặng vì những biến chứng của nó.

Việc phân loại bệnh tăng, huyết áp cũng không đơn giản, nó được tranh luận từ nhiều năm ở các nước  Âu, Mỹ nhưng đến nay vẫn còn chưa thống nhất.

Trước đây, cách phân loại của Miasnhicop trong những năm 1940 ở Viện tim học lâm sàng.

Mascơva làm quá chi tiết nên việc áp dụng trên lâm sàng nhiều khi rất khó khăn.

Trong Báo cáo kỹ thuật số 682 Tổ chức y tế thế giới đã công bố một cách phân lọai tăng huyết áp theo mức độ nặng nhẹ của các tổn thương hay biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Có ba giai đoạn:.

Tăng huyết áp giai đoạn I: Không có một dấu hiệu tổn thương thực thể nào, chỉ khi đo có huyết áp cao mà thôi.

Tăng huyết áp giai đoạn II: Bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu tổn thương thực thể sau đây :

+ Dày tâm thất trái thấy được trên X-quang, điện tim, siêu âm.

+ Hẹp lan rộng hay khu trú các động mạch võng mạc mắt.

+ Protein niệu và hoặc Creatinin huyết tương tăng nhẹ.

– Tăng liuyết áp giai đoạn III: Bệnh nhân đã có tổn thương ở các cơ quan:

+ Tim: có suy thất trái.

+ Não: Có xuất huyết não, tiểu não hay thân não, bệnh não do tăng huyết áp (encéphalopathie hypertensive)

+ Mắt: Có xuất huyết hay xuất tiết võng mạc, có thể có phù gai thị, các dấu hiệu này đặc trưng cho giai đoạn ác tính.

+ Ngoài ra còn có thể có: Cơn đau thắt ngực, nhôi máu cơ tim

Huyết khối động mạch trong sọ gây nhũn não.

Phông tắc động mạch.

Suy thận

Cách phận loại giai đoạn tăng huyết áp dựa vào tổn thương do nó gây ra có nhiều ưu điểm:

– Hợp lý vê mặt tổn thương

– Phân loại rành mạch rõ ràng

– Dễ áp dụng : Không nhầm lẫn khi phân loại

– Vì vậy được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta.

Những nhược điểm của cách phân loại này là: Không hề tính đến con số huyết áp, mà con số huyết áp là một chỉ dẫn quan trọng cho việc sử dụng thuốc, điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp với từng bệnh nhân.

Hơn nữa, đánh giá được chính xác các tổn thương đã nói ở trên đòi hỏi phải có phương tiện máy móc xét nghiệm X-quang, siêu âm, điện tim.v.v… mà ở nhiều cơ sở y tế nước ta hiện nay chưa có, nên ở các cơ sở điều trị đó thì khó có thể phân loại tăng huyết áp theo giai đoạn bệnh một cách chính xác được.

Phân loại tăng huyết áp: huyết áp tâm thu, tâm trương, huyết áp giới hạn, huyết áp chính thức

Bài liên quan: Huyết áp tăng, giảm thay đổi do nguyên nhân gì

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook