Thứ Hai, 06/08/2018 | 08:46

Ở một người bình thường, huyết áp không phải lúc nào cũng ổn định, nó luôn luôn thay đổi, tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong một giới hạn nhất định. Các nhà chuyên môn gọi đó là sự thay đổi sinh lý của huyết áp. Vậy do đâu mà có sự thay đổi sinh lý đó.

1, Huyết áp thay đổi theo thời gian

Trong một ngày, huyết áp thường tăng giảm theo thời gian. Điều này ghi nhận được nhờ một máy đo huyết áp tự động liên tục suốt 24 giờ trong ngày.

Gần sáng, huyết áp tăng dần lên; khi bừng tỉnh dậy tim làm việc mạnh lên và huyết áp tăng lên nhanh hơn. Trong ngày, huyết áp giao động nhẹ và tăng cao hơn vào khoảng 9-12 giờ trưa và cuối buổi chiềụ. Đêm, huyết áp lại xuống. Huyết áp thấp nhất vào khoảng ba giờ sang.

Người ta cho rằng sở dĩ có sự thay đổi huyết áp trong ngày là do sự ảnh hưởng của nhịp sinh học.

Chúng ta biết rằng vũ trụ và các thiên thể cũng như trái đất chuyển động theo một nhịp điệu rất có qui luật và ảnh hưởng đến con người. Trải qua hàng triệu năm trong quá trình tiến hóa, con người đã thích ứng dần với các chu kỳ vật lý địa cầu đó. Các quá trình sinh lý xảy ra đã biến đổi nhịp nhàng với những tác nhân như ánh sáng, nhiệt độ, áp suất khí quyển.

Nhưng chính chuyển động quay của quả đất quanh trục trong 24 giờ là nguyên nhân chủ yếu của chu kỳ sinh học. Trước hết vì sự quay đó gây ra biến đổi của sự chiếu ánh sáng trên hành tinh chúng ta và là nguồn gốc của những nhịp điệu của nhiệt độ, độ ẩm không khí, cường độ bức xạ vũ trụ.

 

Có thể định nghĩa nhịp sinh học là những biển đổi có tính chu kỳ trong một cợ thể sống với một “cấu trúc thời gian” xác định, giống như một đồng hồ sinh học (biological clooks). Còn khoa học nghiên cứu nó gọi là “thời sinh học” .

Một hội nghị quốc tế đã thống nhất gọi đồng hồ sinh học là CIRCADIAN.

Người ta biết trong cơ thể có 40 quá trình sinh lý có nhịp điệu Circadian như : hoạt động cơ, thần kinh, nhạy cảm thị giác, hoạt động của tim, nhiệt độ cơ thể.v.v…

Circadian huyết áp đã được một số nhà nghiên cứu xác định. Một nhà nghiên cứu người Mỹ:

Millar Craig (1978) ghi huyết áp trực tiếp trong 1 lòng động mạch một cách liên tục bằng cách cắm

vào lòng động mạch một Canul (ống bằng nhựa) tiến hành cho 20 bệnh nhân, trong thời gian đo không uống thuốc huyết áp, đã thấy huyết áp trong ngày giao động theo một qui luật như đã nói ở trên.

2, Huyết áp thay đổi theo khí hậu, thời tiết

Huyết áp cũng tăng giảm theo thời tiết. Khi trời lạnh, mạch máu ngoại vi co lại để giảm sự thải nhiệt, giữ nhiệt cho cơ thể, huyết áp tăng lên. Ngược lại khi trời nắng nóng, mạch ngoại vi giãn ra nhằm tăng sự thải nhiệt để điều hòa nhiệt độ cho cơ thể thì huyết áp lại hạ xuống.

3, Huyết áp thay đổi theo sự hoạt động

Huyết áp cũng tăng giảm tuỳ theo mức độ vận động của cơ thể (kể cả lao động chân tay và trí óc). Khi cơ thể tăng cường vận động, nhu cần ôxy và chất dinh dưỡng để bảo đảm cho hoạt động đó tăng lên, yêu cầu tim phải làm việc nhiều bằng cách tăng tần số và cường độ co bóp để đưa máu đến đó được nhiều hơn. Do đó, khi hoạt động nhiều, huyết áp tăng lên, khi nghỉ ngơi, huyết áp trở lại bình thường. Những khi lao động trí óc căng thẳng liên tục kéo dài, huyết áp có thể tăng lên cao, nếu ở người đã có huyết áp cao sẵn rồi thì nguy cơ dẫn đến tai biến mạch não nhiều hơn.

4, Huyết áp thay đổi theo tuổi

Huyết áp cũng tăng dần theo tuổi. Tuổi càng cao, hệ thống động mạch càng bị xơ cứng nhiều, sự co giãn, đàn hồi của thành động mạch kém đi, lòng động mạch cũng bị hẹp lại hơn, vì vậy huyết áp cũng tăng dân.

Công thức Lion được giảng dạy trong các trường đại học là:

Huyết áp tâm thu = tuổi + 100 (mm Hg)

Huyết áp tâm trương = Huyết áp tâm thu : 2 + 10 hoặc 20 (mmHg).

Ví dụ: Một người 60 tuổi

Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) bằng:

60 tuổi + 100 = 160 (mmHg)

Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trượng) bằng:

160/2 + 10 hoặc  20 = 90 hoặc 100 (mmHg)

Theo công thức trên, ở người 60 tuổi có huyết áp là 160/90 (mmHg) thì có thể coi là tăng huyết áp do tuổi căng thẳng liên tục kéo dài, huyết áp có thể tăng lên cao, nếu ở người đã có huyết áp cao sẵn rồi thì nguy cơ dẫn đến tai biến mạch não nhiều hơn.

Giữa tuổi và con số huyết áp có mối quan hệ kiểu một hàm số tuyến tính dạng đường thẳng bậc nhất.

Trong đa số nhân dân thế giới, huyết áp tâm thu và tâm trương đều tăng theo tuổi cho đến 60 tuổi. Sau tuổi này, huyết áp tâm trương có xu hướng giảm, huyết áp tâm thu vẫn tiếp tục tăng làm cho khoảng cách huyết áp tâm thu, tâm trương xa ra.

Trẻ em dưới 10 tuổi trở xuống, huyết áp ở nam và nữ như nhau, sau đó huyết áp ở nam tăng nhanh hơn ở nữ. Ở tuổi từ 20 đến 40 tuổi,, huyết áp tâm thu ở nam cao hơn hắn ở nữ.

Một thống kê nước ngoài trên 111.687 người cho thấy tăng huyết áp theo tuổi như sau (K.G Johnson)

Tỷ lệ tăng huyết áp theo tuổi

Tuổi Nam Nữ

 

18 – 24

25 – 34

35 – 44

45 – 54

55 – 64

65 – 74

75 – 79

1,6%

4,8

13,4

18,9

23,3

30,3

41,6

1,1%

3,1

8,4

18,2

31,8

49,9

35,6

 

Tổ chức y tế thế giới tính khái quát :

Ở  tuổi 35: cứ 20 người có một người tăng huyết áp.

Ở tuổi 45: cứ 7 người có một người tăng huyết áp.

Quá 65: cứ 3 người có một người tăng huyết áp.

5, Huyết áp thay đổi do thuốc

Một số thuốc, không kể các loại thuốc chuyên trị bệnh tăng, giảm huyết áp, cũng có thể làm thay đối huyết áp.

6, Huyết áp thay đổi do trạng thái tâm lý

Các trạng thái tâm lý như lo âu, bồn chồn, xúc động, thần kinh căng thẳng v.v… đều ảnh hưởng đến huyết áp. Sự có mặt của thầy thuốc có uy tín cũng có thể làm cho huyết áp tăng lên trong lúc đầu mới tiếp xúc. Tất cả những yếu tố tác động tâm lý này nếu ở mức độ mạnh đuợc  coi như những đã kích (Stress). Những Stress này tác động lên vỏ tuyến thượng thận, làm tăng tiết chất Catecholamin vào máu, chất này gây co mạch làm tăng huyết áp.

Tất cả những sự thay đổi huyết áp có tính chất sinh lý bình thường chỉ ở giới hạn của huyết áp bình thường, hoặc cao hơn bình thường nhưng sau đó tự nó hạ về mức bình thường mà không cần phải uống thuốc.

Huyết áp tăng, giảm thay đổi do nguyên nhân gì

Bài liên quan: Thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp, huyết áp bình thường

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook