Tiến sĩ Trần Hữu Thị – Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Thực phẩm chức năng tự gọi mình là Tiến sĩ “nhà quê” bởi ông thấy cả đời mình lam lũ không kém gì những người nông dân. Chính người “ nhà quê” ấy đã nghiên cứu chiết xuất và ứng dụng thành công hoạt chất sulforaphane trong mầm rau họ cải, đặc biệt nhiều trong mầm súp lơ xanh có tác dụng rất cao trong giảm tiểu đêm và u xơ triệt để
Tiến sĩ “nhà quê” đam mê chiết xuất
Tiến sĩ Trần Hữu Thị sinh ra và lớn lên ở Đô Lương, Nghệ An, một vùng quê khắc nghiệt với cái nắng đổ lửa cháy da, cháy thịt. Cái chất xứ Nghệ ngấm sâu đến nỗi, sống giữa chốn Hà Thành đến nay nửa thế kỉ, ông vẫn không thể nào nói được giọng Bắc mà vẫn giữ giọng xứ Nghệ đặc sệt và chân chất, thật, thẳng đến chạnh lòng người.
Tiến sĩ Trần Hữu Thị, Viện trưởng viện nghiên cứu Thực Phẩm chức năng
Như duyên nợ với nghiên cứu và nông sản, Ông học nghiên cứu tại khoa Công nghiệp dược phẩm Đại học Dược khoa Hà Nội. Ngay từ khi là sinh viên, Tiến sĩ Trần Hữu Thị đã yêu thích những công thức hóa học và luôn mày mò tìm kiếm hoạt chất từ chính những thực phẩm hàng ngày. Tìm ông dễ nhất là trong phòng nghiên cứu với đầy những rau, cỏ, củ, quả…
Có một thời, thầy Trần Hữu Thị đã từng nổi tiếng với cái tên Thị “sốt rét”. Những học trò của ông kể lại, công nghệ chiết xuất Artemisinin (hoạt chất để sản xuất thuốc sốt rét) từ lá thanh tao hoa vàng tại Việt Nam đương thời thường ra thành phẩm với tỷ lệ 3 phần nghìn, Tiến sĩ Trần Hữu Thị đã tìm tòi nghiên cứu các phụ phẩm của công nghệ chiết xuất này và bất ngờ thu được Artemisinin với tỉ lệ 10%. Đó cũng là lý do về sau, ông thường nói với học trò “cái đơn giản là cái khoa học nhất”
Đam mê khiến ông giành hết cuộc đời cho nghiên cứu và có vô số những đề tài được công nhận về hiệu quả và ứng dụng thực tiễn. Đề tài nghiên cứu về cucurmin của ông được một doanh nghiệp gửi đi nước ngoài và đánh giá cao. Tiếp đó là các đề tài có tính ứng dụng cao như hoạt chất Secqiterpen từ củ nghệ xanh, Sulforaphane và Indol-3-carbinol từ các loại rau cải của Việt Nam, Catechin toàn phần từ cây chè xanh, Aucubin từ các loài Mã đề khác nhau, Anthocyanidin toàn phần từ quả sim, Saponin triterpenoid từ quả bồ kết… và một số Alcaloid cũng
Viện trưởng Viện nghiên cứu Thực phẩm Chức Năng – Trần Hữu Thị bụi bụi, dân dã đến xộc xệch, người bám đầy mùi hoặc màu nông sản , khi thì là mùi bí ngô, khi thì là màu vàng của nghệ. Ai cũng nghĩ hình ảnh một nhà khoa học phải hàn lâm và nghiêm nghị, nhưng ông lại như một ông nông dân làm khoa học, đơn giản đến dị thường. Cũng vì thế mà hai chữ “nhà quê” được vị tiến sĩ này tự đặt cho mình.
Tuổi về già, tiến sĩ gốc Nghệ An đã từng bị đột quỵ và sau đó chính ông đã bào chế bài thuốc phục hồi cho mình, nhờ đó ông vẫn khỏe mạnh nghiên cứu khoa học cho đến nay.
Đi tìm lời giải cho bài toán giảm tiểu đêm và u xơ lành tính từ gốc.
Tiểu đêm hay còn gọi là chứng đa niệu về đêm chỉ số lần đi tiểu quá 1 lần trong đêm. Tiểu đêm là tình trạng chung của những người mắc chứng tiểu nhiều lần, tiểu mất kiểm soát hoặc tiểu sót, tiểu rắt… Vợ chồng tiến sĩ Trần Hữu Thị và rất nhiều bạn bè của ông cũng bị tiểu đêm. Tiểu đêm gây ra nhiều phiền toái, nhất là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vì vậy ông quyết đi tìm lời giải.
Tiến sĩ Trần Hữu Thị cho biết “Giảm số lần đi tiểu không khó nhưng triệt để trị tận gốc bệnh thì lại không hề dễ. Lão hóa tế bào, u xơ phì đại tiền liệt tuyến, u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng ở nữ giới, ung thư tiền liệt tuyến là một trong những nguyên nhân gây tiểu đêm, tiểu bí, tiểu són….Nói cách khác, tiểu đêm chỉ là triệu chứng, hết triệu chứng chỉ là cắt ngọn. Ngọn mất rễ còn, lại tiếp tục tiểu đêm. Tôi không muốn chỉ dừng lại ở lối mòn giảm số lần đi tiểu, cần phải giải quyết vấn đề từ gốc.”
Sulforanphane có nhiều trong mầm rau họ cải đặc biệt là mầm súp lơ xanh
Tham khảo thêm: – Nguyên nhân gây tiểu đêm, tiểu rắt – Hoạt chất sulforaphane – những điều chưa biết |
Tiến sĩ Trần Hữu Thị bắt tay vào giải bài toán khó này. Ông thử nghiệm với nhiều hoạt chất, nhưng trong vài tháng vẫn chưa ưng ý. “Hiện có khá nhiều thảo dược dùng để giảm tiểu đêm như náng hoa trắng, bồ quân, đinh lăng, kim anh tử….Nhưng phần lớn giải quyết vấn đề trước mắt thì được, chứ không giải quyết từ gốc” .Ông chia sẻ.
Sau rất nhiều lần không hài lòng, cuối cùng tiến sĩ Trần Hữu Thị tìm được chìa khóa từ mầm rau họ cải đặc biệt là mầm súp lơ xanh giàu sulforaphane. Ông nhận thấy chỉ có sulforaphane với tác dụng tiêu diệt khối u theo chương trình, ngăn ngừa di căn, thải độc cơ thể, đặc biệt chống oxi hóa gây lão hóa tế bào với tác dụng cực mạnh mới đáp ứng được yêu cầu của ông.
Cùng có tác dụng chống oxi hóa, nếu như cucurmin có tác dụng chống oxi hóa trực tiếp, tức là tác dụng cao trong môi trường ống nghiệm và cần đảm bảo môi trường tiêu chuẩn mới có tác dụng cao, thì sunforaphane lại có tác dụng gián tiếp – có hiệu quả cao khi chuyển hóa trong cơ thể người, tác dụng mạnh mẽ hơn nhiều lần.
Sulforaphane là hợp chất chống khối u mạnh mẽ được y học thế giới công nhận. Tại nước ta, sulforaphane thường chỉ được nhập khẩu với giá thành đắt đỏ nên ít sản phẩm sử dụng hoạt chất này..
Qua nhiều nghiên cứu, tiến sĩ Trần Hữu Thị tìm được cách chiết xuất sulforaphane mà vẫn giữ nguyên được chất lượng hoạt chất. Để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng, ông nhập khẩu giống và cho sản xuất tại Việt Nam với những tiêu chuẩn khắt khe.
Những hoạt chất có tác dụng giảm tiểu đêm từ gốc được tiến sỹ Trần Hữu Thị sử dụng kết hợp với Sulforaphane.
Năm 2009, Tiến sĩ Trần Hữu Thị tham gia nghiên cứu đề tài cấp Liên hiệp Hội Khoa học & Công nghệ Việt Nam: “Nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng từ hợp chất có lưu huỳnh chiết xuất từ Súp lơ và Cải xanh trồng ở Việt Nam” do GS.TSKH Lê Doãn Diên, Chủ tịch hội đồng cố vấn của Viện R.I.F.F làm chủ nhiệm đề tài. Cũng trong năm này sulforaphane “nội” tiến sĩ “nhà quê” ứng dụng trong sản phẩm giảm tiểu đêm mà vợ chồng ông cùng bạn bè dùng gần chục năm nay và chuyển giao công nghệ cho Công ty cổ phần dược phẩm Cysina với tên sản phẩm Bidimin, được đánh giá cao trong giảm tiểu đêm do u xơ. |
Nguồn: SKĐS
Chưa có bình luận.